DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ

PHN BA
DỊCH MÃ VÀ LỘC MÃ


I / DỊCH MÃ

A / Dịch Mã là gì ? 
Thời xưa, Ngựa là
phương tiện giao thông và truyền văn thư của các Cơ Quan Nhà Nước nên gọi là
Dịch Mã.

Những cái Tên của Mã thường gặp trong các sách Lý Số là
: Mã, Thiên Mã, Dịch Mã, Trạch Mã.

Trong Tử Vi, Mã được gọi là Thiên Mã. Trong các Sách
Mệnh Lý Bát Tự thì Mã và Thiên Mã là hai khái niệm khác nhau ( Xem Mục 
IVB2/ ở dưới ). Mã thường được gọi là Dịch Mã. Hai chữ Dịch Mã có
lúc lại được tách đôi : có Dịch không có Mã, có Mã không có Dịch ( Xem
Mục 
IIC8/ ở dưới). 
Lý Hư Trung : Sao Dịch Mã bôn ba không nghỉ,
nằm ở 4 góc : Dần, Thân, Tỵ , Hợi. Dần là vị trí Thủy bệnh, Thân
là vị trí Hỏa bệnh, Tỵ là vị trí Mộc bệnh, Hợi là vị
trí Kim bệnh. Do đó Dịch Mã có tên gọi là 
Dịch cư Bệnh Phương.
Vậy, chữ Dịch trong Dịch Mã được hiểu là Phục Dịch, Dịch
Vụ và cũng được hiểu là Dịch Bệnh.

HIệp Kỷ Biện Phương Thư nói : Dịch Mã Tháng Giêng khởi ở
Thân, nghịch hành Tứ Mạnh ( Thân, Tỵ, Dần, Hợi ). Tại giữa Tháng Chạp, Dần là
Công Tào, Thân là Truyền Tống, Hợi là Thiên Môn , Tỵ là Địa Hộ, đều là Tượng
Đường Sá, nên Mã gắn liền với đường sá.

Trong Tử Vi, Mã có Hành Hỏa. Tính chất của Hành Hỏa là
“Viêm Thượng”. Viêm là nóng, Thượng là hướng lên.Tính của Hỏa là gấp vội, vui
mừng ,nóng, bốc lên trên.. Hành Lệnh Mùa Hạ. Mã cũng vậy,là động, là hoạt
động. 

Còn Dịch thì nói rằng, Càn là Mã. Càn có tính chất
là cứng, mạnh, hoạt động nhiều. Đó cũng là tính cách của Mã. 

Vậy , Mã có tính chất mạnh mẽ, kiên cường, ưa hoạt động.
Nghĩa là, Mã phải đi, phải chạy, phải di chuyển, phải rong ruổi trên đường.
Mã nằm yên là vô dụng, là hung. Lý Hư Trung nói : Mã không yên, Con Cháu phồn
thịnh.


B/ Cách xác định Dịch Mã :

Tam Mệnh Thông Hội : Dịch Mã trong Mệnh Lý là hợp của ba
Số Thái Huyền của Địa Chi :

· Dần : 7 , Ngọ : 9 , Tuất : 5 => 7 + 9 + 5 = 21. Từ Tý
đếm thuận đến 21
, gặp Thân : 
Thân là
Dịch Mã của Hỏa Cục.

· Hợi : 4 , Mão : 6 , Mùi : 8 => 4 + 6 + 8 = 18 . Từ Tý
thuận hành đến 18
, gặp Tỵ : 
Tỵ là
Dịch Mã của Mộc Cục.

· Mộc và Hỏa là Dương Cục, từ Tý Nhất Dương thuận hành. Kim và
Thủy là Âm Cục, từ Ngọ Nhất Âm thuận hành. 

· Thân : 7 , Tý ; 9 , Thìn : 5 => 7 + 9 + 5 = 21. Từ
Ngọ đếm thuận đến 21
, gặp Dần. 
Dần là
Dịch Mã của Thủy Cục.

· Tỵ : 4 , Dậu : 6 , Sửu : 8 => 4 + 6 + 8 = 18 . Từ Ngọ
đếm thuận đến 18
, gặp Hợi. 
Hợi là
Dịch Mã của Kim Cục. 

Từ đó rút ra quy tắc :
· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Dần , Ngọ , Tuất thì
Dịch Mã ở THÂN ( Cách nhớ : Thân đối xung với Dần).

· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Thân , Tý , Thìn thì
Dịch Mã ở DẦN ( Dần đối xung với Thân ).

· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Tỵ, Dậu, Sửu thì Dịch Mã
ở HỢI ( Hợi đối xung với Tỵ ).

· Với Địa Chi thuộc Tam hợp Hợi, Mão, Mùi thì Dịch Mã
ở TỴ (Tỵ đối xung với Hợi ).

Để xác định Dịch Mã : 
· Sách Tam Mệnh Thông Hội : Lấy Nhật Chi làm Chủcũng có khi lấy Niên Chi làm Chủ để xác định Dịch Mã
· Sách Dự Đoán theo Tứ Trụ ( Thiệu Vĩ Hoa ) : Lấy Chi Năm hoặc Chi Ngày làm Chủ để
xác định Dịch Mã..

· Trong Tử Vi thì Dịch Mã được xác định theo Địa Chi Năm Sinh.
· Trong Hiệp Kỷ Biện Phương Thư : Dịch Mã, Tháng Giêng khởi ở
Thân, nghịch hành Tứ Mạnh. Do đó, Dịch Mã : Tháng Dần tại Thân, Tháng Mão tại
Tỵ, Tháng Thìn tại Dần, Tháng Tỵ tại Hợi, Tháng Ngọ tại Thân, … ). 

Trong bài viết này, tôi theo Tam Mệnh Thông
Hội, 
tức lấy Nhật Chi hoặc Niên Chi làm
Chủ để xác định Dịch Mã
. Chủ yếu là lấy
Nhật Chi.

Ví dụ : 
+ Nếu Ngày Sinh là Tuất và nếu trong
các Trụ có Địa Chi Thân thì Mệnh có Dịch Mã ở Thân.

+ Nếu Năm Sinh là Mão mà trong Tứ Trụ
có Địa Chi Tỵ thì Mệnh có Dịch Mã ở Tỵ.


II / CÁC LOẠI DỊCH MÃ

Trong Tử Vi chỉ có một loại Mã và gọi là Thiên Mã. Thiên
Mã có Hành 
Hỏa, đóng tại một trong 4 góc của Lá Số Tử Vi và thay đổi tính chất cát hung tùy theo Cung mà nó
đóng. 

Trên Diễn Đàn này, tại Chuyên Mục Kiến Thức Tử Vi-Tứ
Trụ, Cụ Phước Duyên đã giảng giải về Thiên Mã trong Tử Vi.

Ở đây tôi chỉ nói về Mã trong Mệnh Lý Bát Tự.
Trong Mệnh Lý Bát Tự , Dịch Mã đóng vai trò hết sức quan
trọng, do đó Dịch Mã được nghiên cứu rất tỉ mỉ và rất chi tiết. Dịch Mã được
chia thành hàng mấy chục loại khác nhau, và được chia theo nhiều tiêu chí
khác nhau. 


A/ Những loại Dịch Mã đi với Thiên Can :
1/ Những Người
sinh vào Ngày
 Dần, Ngọ,
Tuất
 ( Thuộc Hỏa
Cục )
Nếu trong các Trụ
Niên, Nguyệt, Thời có Địa Chi 
Thân thì Mệnh có Dịch Mã .
Đó là Mã gì ?
Tùy theo Địa Chi Thân kết hợp với Thiên Can nào mà ta sẽ có
những Dịch Mã khác nhau. Địa Chi Thân chỉ có thể kết hợp với 5 Thiên Can
Dương và ta có 5 loại Dịch Mã sau :

a ) Nếu gặp Giáp Thân : Là Không Vong Mã. ( Trong Tuần Giáp Tuất thì Giáp Thân là Không Vong )
b ) Nếu gặp Bính Thân : Là Đại Bại Mã. ( Bính Thân
là Ngày Thập Ác Đại Bại ).

c ) Nếu gặp Mậu Thân : Là Phục Thần Mã ( Mậu Thân
là Phục Thần ).

d ) Nếu gặp Canh Thân : Là Phùng Thiên Quan
Mã 
( Canh : Thiên Quan Quý Nhân ở Ngọ ).
e ) Nếu gặp Nhâm Thân : Là Đại Bại Mã .
( Nhâm Thân là Ngày Thập Ác Đại Bại).

Những điều trên
đây ứng phát vào Năm Tỵ , Tháng Dậu, Ngày Sửu, Giờ Thân – TMTH ). 

2 / Những
Người sinh vào Ngày 
Thân, Tý, Thìn ( Thuộc Thủy Cục ) 
Nếu trong các Trụ Niên , Nguyệt, Thời có Địa Chi Dần thì Mệnh có Dịch Mã.
a ) Nếu gặp Giáp Dần : Là Chính Lộc Văn Tinh Mã.
(Nơi Lâm Quan của Thực Thần là Văn Xương Quý Nhân.
Với Thân Tý Thìn thì Dần là Mã, Dần là Chính Lộc của Giáp . Giáp là Thực
Thần của Dương Thủy.Giáp Lâm Quan tại Dần.Dần là Văn Xương Quý Nhân của Dương
Thủy ) . 

b ) Nếu gặp Bính Dần :  Phúc Tinh Mã.
( Phúc Tinh Mã là Tài tọa Lộc Mã. Bính là Thiên Tài
của Dương Thủy. Dần là Mã).

c ) Nếu gặp Mậu Dần : Là Phục Mã. ( Mậu Dần là
Phục Thần. Dần là Mã của Thân Tý Thìn)

d) Nếu gặp Canh Dần :  Phá Lộc Mã. ( Canh
Kim khắc Dần Mộc là Lộc bị phá )

e ) Nếu gặp Nhâm Dần :  Không Vong Mã .

Những điều trên
đây ứng phát vào Năm Hợi,Tháng Mão, Ngày Mùi, Giờ Dần -TMTH
 ).

3 / Những
Người sinh vào Ngày
 Tỵ, Dậu,
Sửu
 ( Thuộc Kim Cục ) 
Nếu trong các Trụ Niên, Nguyệt, Thời có Địa Chi Hợi thì Mệnh có Dịch Mã.
a ) Nếu gặp Ất Hợi : Là Thiên Đức Mã. ( Tháng 10,
Thiên Đức ở Ất ).

Vì Địa Chi trong Mã sinh Thiên Can nên
Mệnh chủ bị mai một, không thành, không thông minh.

b ) Nếu gặp Đinh Hợi : Là Thiên Ất Mã ( Đinh có Thiên Ất
Quý Nhân ở Hợi ).

c ) Nếu gặp Kỷ Hợi : Là Vượng Lộc Mã. 

d ) Nếu gặp Tân Hợi : Là Chính Lộc Mã . 

e ) Nếu gặp Quý Hợi : Là Đại Bại Mã .

Những điều nói
trên đây ứng vào Năm Thân , Tháng Tý , Ngày THìn , Giờ Hợi – TMTH
 ).

4 / Những
Người sinh vào Ngày 
Hợi , Mão , Mùi ( Thuộc Mộc Cục ) 
Nếu trong các Trụ Niên, Nguyệt, Thời có Địa Chi Tỵ thì Mệnh có Dịch Mã.

a ) Nếu gặp Ất Tỵ : Là Chính Lộc Mã.

b ) Nếu gặp Đinh Tỵ : Là Vượng Khí Mã

c ) Nếu gặp Kỷ Tỵ : Là Cửu Thiên Lộc Khố. 

d ) Nếu gặp Tân Tỵ : Là Không Vong Mã.

e ) Nếu gặp Quý Tỵ : Là Thiên Ất Phục Mã.
( Quý Thiên Ất ở Tỵ , Quý Tỵ là Phục Thần ).

Những điều nói
trên đây, ứng phát vào Năm Dần , Tháng Ngọ , Ngày Tuất , Giờ Tỵ – TMTH
 ).

B / Thập Nhị Dịch Mã :
Phân loại Dịch Mã theo quan hệ giữa Dịch Mã với Can Chi và Thần Sát trong Tứ
Trụ 

Tam Mệnh Thông Hội viết :

Đặt Dịch Mã vào trong Tứ Trụ để xét, thì có 12 tình huống đặc thù, cũng chính là 12 Dịch Mã. Căn cứ vào 12 loại Dịch Mã này có
thể biết được Cát , Hung , Họa , Phúc của Mệnh.

1/ Khoản Đoạn Mã :

Khoản Đoạn Mã nghĩa là Ngựa chạy chậm, thong thả.

Người sinh vào Ngày ( hoặc Năm ) :
+ Tỵ , Dậu ,
Sửu ( có Mã tại Hợi ) gặp Nhâm và Hợi là có Khoản Đoạn Mã. 

+ Hợi , Mão ,
Mùi ( có Mã tại Tỵ ) gặp Bính và Tỵ là có Khoản Đoạn Mã.

Thân , Tý , Thìn (
có Mã tại Dần ) gặp Giáp và Dần là có Khoản Đoạn Mã. 

+ Dần , Ngọ ,
Tuất ( Có Mã tại Thân ) gặp Mậu và Thân là có Khoản Đoạn Mã.

Khoản Đoạn Mã chủ một Đời gập ghềnh, trắc
trở, long đong, lận đận ; chỉ có thể làm Quan dự khuyết. 

2/ Quệ Đề Mã :

Tứ Trụ có Dịch Mã nhưng Nhật Trụ gặp Không Vong, gọi
là 
Quệ Đề Mã
Quệ Đề Mã nghĩa là Ngựa bị thọt chân, chí bay nhảy trở
thành vong tưởng.

Chủ về Mệnh tuy có khó khăn trắc trở nhưng
vẫn có thể vượt qua
.

3/ Chiết Túc Mã :

Chiết Túc Mã là Ngựa
bị gẫy chân.

Đó là, 
+ Thai Nguyệt mang Dịch Mã nhưng Nhật, Thời Trụ mang Mộc
Dục.

+ Hoặc có Tam hợp, nhưng lại chỉ có một Dịch Mã : Đây
giống như ba người cưỡi một con ngựa, cuối cùng ngựa bị gẫy chân. 

Ví dụ : Tứ Trụ có Thân, Tý, Thìn và có Dần ( Mã ). Đó là ba
người cùng cưỡi một con Ngựa, và cuối cùng Ngựa bị què : Chiết Túc Mã. 

Chiết Túc Mã chủ về trước phú quý, sau
nghèo hèn
Chiết Túc là vĩnh viễn mất đi.

4/ Vô Lương Mã :
Vô Lương Mã là Mã không có thức ăn, không được cho ăn.
Vô Lương là không được hưởng Bổng Lộc Trời cho

Đó là trường hợp, Nhật Can gặp Dịch Mã,
 Nhật Trụ hoặc Niên Trụ là Thực Thần – Tức Mã
thực Thái Tuế
.

Ví dụ : Người sinh Năm Giáp Tý, Ngày Nhâm Dần là gặp Vô
Lương Mã
( Nhật Can Nhâm gặp Dần là Dịch Mã, Niên Trụ Giáp là Thực Thần
của Nhâm ). 

Mệnh có Vô Lương Mã chủ không được hưởng
Lộc, không thể làm Quan
.

5/ Bất Xuất Sảnh Cứu Mã :
Địa Chi Nguyệt Trụ là Dịch Mã, nhưng không gặp Quý,
không gặp Lộc Đường .

Chủ về việc được làm Quan nhưng không thể đến
nhậm Chức. Thực tế là không được nhận Chức Vụ nào.

6 / Tư Phong Mã :
Tư Phong Mã là Ngựa hý.
Dịch Mã rơi vào Không Vong thì gọi là Tư Phong Mã. 

Chủ về Quan Viên Hư Danh, Hữu Danh Vô Thực

7/ Xu Đồ Mã :
Có Dịch Mã nhưng Lộc lại Không Vong
Xu Đồ là chỉ ngựa bôn ba trên đường mệt mỏi. 

Chủ về Cầu Lộc bất thành, chỉ tốn sức,
uổng công
.

8/ Đà Thi Mã :
Đà Thi Mã là Mã cõng Xác người chết.( Trong Mệnh gặp Lộc
chính là Thi) . 

Ví dụ : 
Trong Tuần Giáp Tý : Lộc là Dần
– Người sinh Năm Tỵ Dậu Sửu thì Mã tại Hợi. 
– Người sinh Năm Ất Sửu , Mã là Đinh Hợi 
– Người sinh Năm Kỷ Tỵ , Mã là Ất Hợi 
– Người sinh Năm Quý Dậu , Mã là Quý Hợi.

Người Ất Sửu được
Hợi Mã , Kỵ : Giờ Dần, Ngày Dần, Tháng Dần 

Người Kỷ Tỵ được
Hợi Mã , Kỵ : Giờ Thân, Ngày Thân, Tháng Thân

+ Người Quý
Dậu được Hợi Mã , Kỵ : Giờ Dần, Ngày Dần, Tháng Dần 

Trong Mệnh gặp phải những Tháng, Ngày, Giờ
này đều là Đà Thi

Những Tuần Giáp khác cũng suy luận tương tự.

Trong 12 Dịch Mã thì Đà Thi Mã là xấu
nhất, hung hãn nhất
. 
Mệnh có Đà Thi Mã chủ về làm Tướng bị
thương vong
.

9/ Thực Sô Mã :
Thực Sô Mã là Ngựa ăn cỏ. 
Thực Sô chỉ Hành Nạp Âm của Dịch Mã khắc
Hành Nạp Âm của Giờ Sinh .

Ví dụ : Dịch Mã thuộc Kim. Thời gian sinh thuộc Mộc. Kim khắc
Mộc, tức Dịch Mã khắc Giờ Sinh.

Người trong Mệnh có Thực Sô thì Quan Vị
chỉ có thể đạt được Lục Phẩm.

10/ Thừa Can Mã :
Can là loại Xe to cao, có mái che, thời Cổ Đại gọi là
Kiệu, dành cho các Bậc Sỹ Phu, Đại Phu. 

Ngày Sinh, Thai Nguyệt có Lộc Mã là Mệnh có
Thừa Can.

Ví dụ : Người Giáp Thân gặp Ngày Giáp Dần và Tháng
Mang Thai là Tháng Canh Dần
 : 

Giáp Dần có : Giáp có Lộc là
Dần, Dần có Mã ở Thân. 

Canh Dần có : Canh có Lộc ở Thân.Dần
có Mã ở Thân
.
Ngày sinh và Thai Nguyệt đều có Mã và Lôc. Vậy Mệnh có
Thừa Can Mã.

Người mà Mệnh có Thừa Can Mã thì Quan Vị
có thể đạt đến Hàng Tam Công. 

11/ Thặng Diêu Mã : 
Diêu là loại xe nhỏ tiện lợi Thời Cổ Đại. 
Người mà, trong Tháng, Ngày, Giờ Sinh xuất hiện Dịch Mã
Quý Nhân gọi là Thừa Diêu. 

Như Người Tuổi Đinh Hợi, sinh vào Tháng
, Ngày Nhâm Dần, Giờ Kỷ Dậu:

Nguyệt trụ Tháng Tư là Tháng Tỵ – Tháng Sinh tọa Mã (
Hợi Mã tại Tỵ ) . Dậu là Thiên Ất Quý Nhân của Đinh. Mệnh này có Thặng Diêu
Mã.

Mệnh có Thặng Diêu Mã có thể được làm
Quan.

12/ Vô Bí Mã :
Bí là rọ mõm và dây cương.
Trong Tứ Trụ tuy có Dịch Mã, nhưng Quý Thần rơi vào
Không Vong, Lộc Vị tại Tử Tuyệt, gọi là Vô Bí. 

Vô Bí Mã chủ cả đời cô quả , bần hàn.

C / Dịch Mã được phân loại theo quan hệ hợp hại của Dịch Mã với
Ngũ Hành của Can Chi, Thuộc tính Nạp Âm và các Thần Sát.
 

1/ Can Chi hợp Mã : 
Là Can Chi của Dịch Mã kết hợp với một Can Chi khác
trong Tứ Trụ.

Ví dụ : Người sinh Thân Tý Thìn có Mã tại Dần.
+ Giáp Dần gặp Kỷ Hợi là hợp ( Giáp Kỷ hợp, Dần Hợi hơp
)

+ Bính Dần gặp Tân Hợi là hợp ( Bính Tân hợp , Dần Hợi
hợp ).

Mệnh có Can Chi hợp Mã chủ làm Quan to.

2/ Mã Đầu Đới Kiếm :
Trong Dịch Mã gặp Canh, Tân hoặc Nạp Âm Kim . Tức là,
Thiên Can của Dịch Mã là Canh , Tân hoặc Nạp Âm của Can Chi của Dịch Mã thuộc
Kim.

CátMệnh chủ nổi danh ở Biên Cương.

3/ Mã Sậu Thiên
Đình
 :
Là chỉ Người Mệnh Mộc có Hợi mà gặp
Tân Hợi
 , hoặc Thiên Can của Mã thượng gặp được nhiều Lộc.

Ví dụ : Người sinh vào Ngày Lục Nhâm ở vào vị trí Dần, Ngọ, Tuất
có Mã là Thân. Trong Độn Giáp, Lục Nghi nào cũng đếu có Giáp đứng đầu, trong
Giáp ẩn tàng Mậu Ngọ . Mậu Lộc ở Tỵ , 
Tỵ là Thiên Đình , gặp lại Tỵ
, được Thân kết hợp với nó , đây là Ngựa phi nhanh về Thiên Đình.
( Sậu : nhanh chóng }

Người có Mệnh cách này nhất định làm Quan
cấp Phẩm cao.

4/ Cửu Địa Mã ( hay Mã Hậu Nhị Thìn ) 
Hai Thìn sau khi gặp Mã là Dần. Dần Ngọ Tuất Mã ở Thân,
lại gặp Ngọ. Ngọ là Ngọ Môn, là Cung Vua . Đó là Mã về Cung Đình.

Cát, Mệnh chủ nhậm Chức ở trong Triều Đình.

5/ Thiên Mã Qúy
Thần
 :
Mã không ở trên Niên Trụ. Thiên Can trên Mã là Thiên Ất
Quý Nhân.

Cát. Làm Quan không dưới Cấp Tam Phẩm.

6/ Nhất Mộc Hệ Song
 :
Trong MãThiên Can khắc Địa Chi.
Ví dụ :
+ Người sinh Dần Ngọ Tuất có Mã là Thân , trong Trụ gặp nhiều Bính Thân. Trong Bính Thân : Thiên Can Bính
khắc Địa Chi Thân (Mã)

+ Người sinh Tỵ Dậu Sửu có Mã là Hợi , trong Trụ gặp nhiều Kỷ Hợi.
+ Người sinh Hợi Mão Mùi có Mão là Tỵ , trong Trụ gặp nhiều Quý Tỵ

Mệnh có Nhất Mộc Hệ Song Mã thì chủ Mệnh gặp nhiều trắc
trở,nguy hiểm. 

Nếu trong Mệnh gặp Tứ Mã hội tụ tại Thời
Trụ hoặc tại Niên Trụ thì trong Mệnh chủ có Tước Vị.

7/ Dịch Mã Hạ Sinh
Nhân
 :
Là chỉ Can Chi Nguyệt, Nhật, Thời Trụ được toàn
bộ 
NgựSách, hơn nữa lại khắc Mệnh. 
Ngự : Trước Mã một vị trí là Ngự. Sách : Sau Mã một
vị trí là Sách ).

Ví dụ : 
Người sinh Năm Giáp Tý , Tháng Giêng , Ngày Tân Sửu, Giờ
Mão. 

+ Tý là Sinh Nhân : Tý Thủy sinh Giáp Mộc. 
+ Tháng Giêng là Tháng Dần. Dần là Lộc của Giáp. Dần là
Mã của Tý : Lộc Mã đồng hương.

+ Ngày Tân Sửu, có Sửu ở sau Dần, tức sau Mã : Sửu
là 
Sách .
+ Giờ Mão , có Mão ở trước Dần, tức trước Mã : Mão
là 
Ngự
+ Tháng Giêng của Năm Giáp Tý là Bính Dần. Ngũ Hành Nạp
Âm của Bính Dần là 
Hỏa. Ngũ Hành Nạp Âm của Giáp Tý là Kim : BínhDần Hỏa khắc Giáp
Tý 
Kim.

Có Dịch Mã Hạ Sinh Nhân, trong Mệnh nhất
định có phú quý
.

8 / Hữu
Dịch Hữu Mã
 ( Có Dịch có Mã ) 

Thiên Can là MãĐịa Chi là Dịch.
Can Chi của Bản Mệnh (Niên Trụ) và Can Chi
của Dịch Mã đều có Khí là có Dịch Có Mã.

Ví dụ : 
Người sinh Năm Mậu Tuất, trong Tứ Trụ
có Canh Thân, là Mệnh có “Hữu Dịch Hữu Mã ”. 

+ Thân là Mã của Tuất. 
Canh Thân là Can Chi của Dịch Mã. Canh Thân có Thiên Can
và Địa Chi đều thuộc Kim. Kim đến Thân gặp Lâm Quan. 

+ Mậu Tuất : Thiên Can Địa Chi của Mậu Tuất đều thuộc
Thổ. Thổ đến Thân gặp Trường Sinh ( Thổ sinh Kim )

Can Chi của Bản Mệnh ( Mậu Tuất ) và Dịch Mã ( Canh Thân
) đều có Khí. Đây chính là 
có Dịch có Mã.

Hữu Dịch Hữu Mã : Cát , chủ làm Quan đến
Chức Công Hầu
 .

Có Mã không có Dịch :
Ví dụ :
Người sinh Năm Nhâm Ngọ , Dịch Mã
ở Mậu Thân

Mậu Thổ đến Thân là gặp Trường Sinh.
Bản Mệnh Nhâm Thủy đến
Thân là Trường Sinh.
 
Ngọ Hỏa đến Thân là gặp đất suy bại.

Bản Mệnh có Thiên Can Vượng, Địa Chi Suy – Đây là có Mã mà không có Dịch .

Có Dịch không có Mã :
Ví dụ :
Người sinh Năm Đinh Sửu, Mã ở Tân
Hợi
.

Tân Kim gặp Hợi là thuộc Bệnh Địa. 
+ Bản Mệnh Đinh Hỏa đến Hợi là Tuyệt Địa.
+ Sửu Thổ đến Hợi là gặp Quan .
Bản Mệnh là Thiên Can ( Đinh ) Suy, Địa Chi ( Sửu )
Vượng . Thiên Can Dịch Mã ( Tân ) cũng bị Suy. Đây là 
có Dịch không có Mã

Có Mã không có Dịch và có Dịch không có Mã
đều không Cát không lợi

9/ Mã khắc Thân :
Đó là trường hợp Địa Chi của Dịch Mã khắc Địa Chi của Nguyệt
Trụ
.
Ví dụ : 
Người sinh Dần Ngọ
Tuất , Mã ở Thân. Thân thuộc Kim. Kim có thể khống chế Mộc của Tháng Dần,
Tháng Mão.

+ Người sinh
Giáp Tý vào Tháng Thìn, Tuất, Sửu, Mùi ( Mã ở Dần. Mộc khắc Thổ ). 

Mệnh có Mã khắc Thân,chủ Cát, vừa Phú lại
vùa Quý, dễ cầu được Quan Lộc. Làm Quan thuận lợi. Thuở Niên Thiếu thông minh
xuất chúng, sau làm Quan vinh hiển. Người bình thường gặp được cũng có
thể có được Phúc nhỏ.

10/ Mã Tài Khố : 
Địa Chi mà Dịch Mã khắc nhập Mộ là Mã Tài
Khố
.
Ví dụ : 
+ Mã ở Dần:
Dần thuộc Mộc. Mộc có thể khắc Thổ. Thổ Mộ ở Tuất. Tuất là Mã Tài
Khố.

+ Mã ở Thân:Thân
thuộc Kim. Kim có thể khắc Mộc. Mộc Mộ ở Mùi. Mùi là Mã Tài Khố

+ Mã ở Tỵ :
Tỵ thuộc Hỏa. Hỏa khắc Kim. Kim Mộ tại Sửu. Sửu là Mã Tài Khố.

Mã ở Hợi : Hợi thuộc Thủy. Thủy khắc Hỏa. Hỏa Mộ ờ Tuất. Tuất
là Mã Tài Khố

Mã Tài Khố, Mệnh chủ Cuộc Đời chu du bốn
phương, có nhiều tiền bạc
.

11/ Anh Linh Quán Mã :
Đây là Sự Trường Sinh của Chân Khí Ngũ Hành : Địa
Chi Dịch Mã
 cùng Hành với Thiên Canhoặc sinh
ra Thiên Can. 

Ví dụ : + Giáp Dần : Thiên Can và Địa Chi cùng Hành Mộc. 
+ Nhâm Thân : Địa Chi Thân Kim sinh Thiên
Can Nhâm Thủy.

Mệnh chủ làm Quan Cao, chủ biết sắp xếp
công việc hợp lý.

12/ Nam Phương Ly
Minh Mã
 :
Chính là chỉ : Mùi mã tại Tỵ , Sửu Mã
tại Hợi , Thìn Mã tại Dần , Tuất Ngọ tại
Thân. Mà Thìn Tuất Sửu Mùi đều là vị trí của Thổ , đây là lấy nơi sinh là Mã
, nên Người sinh Thìn Tuất Sửu Mùi ở vị trí Ngọ, Ngọ là Hỏa lại trở thành Mã
tại Phương Nam Cung Ly

Gặp được Cách Cục này ưa Tý Ngọ tương xung – là Phi
Mã. 

Gặp Tiên Sách Nhập Cách : Chủ Mệnh nhất định được hiển quý.

13 / Trường Sinh Mã :
Là trên Mã gặp Thực Thần . 
Như Giáp Tý gặp Bính Dần : Dần là Mã của Tý . Trên Mã là
Bính. Bính Hỏa là Thực Thần của Giáp Mộc.

Mệnh có Trường Sinh Mã chủ Cát Lợi

14 / Lâm Quan Mã :
Là trên Mã gặp Thiên Ất Quý
Nhân
 . 

Như Đinh Sửu có Đinh Hợi. Hợi là Thiên Ất của Đinh, Hợi
là Mã của Sửu.

Mệnh chủ Cát Lợi

15/ Ngũ Mã : 
Ngũ Mã bao gồm :
[blockquote][blockquote][blockquote]
a) Thiên Địa hợp
Mã ( Can Chi hợp Dịch Mã ) 
[/blockquote][/blockquote][/blockquote]
[blockquote][blockquote][blockquote]
b) Lâm Quan Mã (
Trên Mã gặp Thiên Ất Quý Nhân )
[/blockquote][/blockquote][/blockquote]
[blockquote][blockquote][blockquote]
c) Khẩu Bảo Mã (
Đà Bảo ) : Mã đầu mang Thiên Tài.
[/blockquote][/blockquote][/blockquote]
[blockquote][blockquote][blockquote]
d) Văn Tinh Mã (
Dịch Mã hợp Văn Xương Quý Nhân )
[/blockquote][/blockquote][/blockquote]
[blockquote][blockquote][blockquote]
e) Phúc Tinh Mã (
Tài tọa Dịch Mã )
[/blockquote][/blockquote][/blockquote]

D / Một số loại Dịch Mã khác
cũng thường gặp trong Mệnh Lý
 : 

Tứ ChuyênDanh VịTứ SinhTứ BệnhĐà
Bảo
Hàm HoaĐảo Thực.

1/ Tứ
Chuyên
 : 
Như : Thân Tý Thìn Mã tại Dần . Dần
gặp Giáp Dần
 : Là Tứ Chuyên.

+ Thân gặp
Canh Thân là Tứ Chuyên. 

+ Tỵ gặp Đinh
Tỵ là Tứ Chuyên 

+ Hợi gặp Quý
Hợi là Tứ Chuyên

Trong Mệnh có Mã, thích gặp : Chuyên
Vượng, Thực Thần .

Kỵ gặp : Không vong , Tử Tuyệt.

2/ Danh Vị : 
Là chỉ trong Mã gặp Thực Thần ( Đây chính là Trường
Sinh Mã
 ).

Ví dụ : + Giáp gặp Bính : Bính là Thực Thần của Giáp. 
+ Ất gặp Đinh : Đinh là Thực Thần của Ất.
Đây là Mã Thượng Đắc Thực Thần. 
Có Danh Vị, Mệnh chủ Cát Lợi.

3/ Tứ Sinh : 
Là chỉ : Tân Tỵ , Giáp Thân , Kỷ Hợi , Bính Dần : có Nạp Âm tự sinh 
Tân Tỵ có Nạp Âm là Kim, Kim Trường
Sinh tại Tỵ ; Giáp Thân có Nạp Âm là Thủy, Thủy

Trường Sinh ở Thân ; Kỷ Hợi có Nạp Âm là Mộc, Mộc Trường
Sinh tại Hợi ; Bính Dần Nạp 

Âm là Hỏa, Hỏa trường Sinh tại Dần ). 
Có Tứ Sinh , Mệnh chủ Cát.

4/ Tứ Bệnh : 
Là tự Tử , tự Tuyệt .
Ví dụ : Năm có Nạp Âm thuộc Kim, Kim Tuyệt tại Dần. 
Không Cát lợi
5/ Đà Bảo :
Là chỉ : + Mã đầu mang Thiên Tài.
Hoặc Nạp Âm khắc
Tài Mã

Ví dụ :
Giáp Tý gặp Mậu
Dần : Dần là Mã của Tý. Giáp khắc Mậu : Mậu là Thiên Tài của
Giáp. Trường hợp này được gọi là Mã đầu mang Thiên Tài
 .
Giáp Dần ( Nạp Âm Thủy
) gặp Ngày hoặc Giờ Bính Thân ( Nạp Âm Hỏa ) : 

Thân là Mã của Dần. Thủy của Giáp Dần khắc Hỏa của Bính
Thân , nên Bính Thân là Tài của Giáp Dần : Nạp Âm của Giáp Dần khắc Tài Mã.
Đây là Nạp Âm khắc Tài Mã.

Mệnh có Đà Bảo thì giàu có. 
Thương Nhân đa phần thích gặp Đà Bảo.

6/ Hàm Hoa : 
Là chỉ Nạp Âm Lâm Quan gặp Mã . 
Ví dụ :
Canh Thân, Nhâm
Tý, Mậu Thìn đều có Nạp Âm là Mộc và đều có Mã là Dần. Mộc Lâm Quan ở Dần.
Gặp Dần chính là nơi Mã Lâm Quan, lại Sinh Thành Mã ( Thân, Tý, Thìn : Mã ở
Dần) .

+ Ất Hợi gặp
Ất Tỵ : Ất Hợi có Nạp Âm là Hỏa. Hỏa Lâm Quan tại Tỵ. Tỵ là Mã của Hợi. Nạp
Âm của Ất Hợi Lâm Quan gặp Mã. Tứ Trụ có Ất Hợi gặp Ất Tỵ là Mệnh có Hàm Hoa.

+ Đinh Mão gặp
Đinh Tỵ : Đinh Mão có Nạp Âm là Hỏa. Hỏa Lâm Quan tại Tỵ. Tỵ là Mã của Mão.
Tứ Trụ có Đinh Mão gặp Dinh Tỵ là Mệnh có Hàm Hoa.

Mệnh có Hàm Hoa thì dâm đãng
+ Nữ kỵ nhất
là gặp Hàm Hoa,

+ Hàm Hoa càng
kỵ người Mệnh Mộc : Ví dụ gặp Canh Dần.

+ Đặc biệt ,Kỷ
Mùi gặp Kỷ Tỵ thì rất xấu : Nam
thì Dâm đãng, Nữ thì tư tình.


Cách đọc Bảng :
Ví dụ :

+ 
Ô
( II , 3a )
 : 
Các Cặp Can Chi là Giáp Thìn và Ất Tỵ , có : 
– Hành Nạp Âm với
tên gọi truyền thống là Phú Đăng Hỏa ,

– Hỏa Hạ Nguyên, 
– Quý Hỏa. 
– Giáp Thìn được
nạp Âm Cô Tẩy của Chủy

– Ất Tỵ được nạp
Âm Trọng Lữ của Chủy.
 
+ 
Ô
( IV , 1a )
 :
Các cặp Can Chi là Bính Tý và Đinh Sửu , có : 
-Hành Nạp Âm với
tên gọi truyền thống là Giản Hạ Thủy,

-Thủy Thượng
Nguyên,

-Trọng Thủy.
– Bính Tý được nạp
Âm Hoàng Chung của Vũ,

– Đinh Sửu được
nạp Âm Đại Lữ của Vũ

+ 
Ô
( V , 2b )
 :
Các cặp Can Chi là Mậu Dẩn và Kỷ Mão , có :
– Hành Nạp Âm với
tên gọi truyến thống là Thành Đầu Thổ,

– Thổ Trung Nguyên
( của Tam Nguyên thứ hai ),

– Mạnh Thổ , 
– Mậu Dần được nạp
Âm Thái Thốc của Cung ,

– Kỷ Mão được nạp
Âm Giáp Chung của Cung ./.

20/09/2012

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0585662660
Liên hệ