Giới thiệu : Đã có rất nhiều người viết về thuật Phong
thủy . Gần đây một người bạn của dienbatn : Trường Minh – có bút hiệu NCD là một
nhà nghiên cứu Phong thủy giỏi và một người trong Huyền môn đã tổng hợp các sách
cổ , tư liệu về Phong thủy để viết lại vấn đề này . Tuy chưa phải là đầy đủ và
có một vài điều riêng dienbatn chưa nhất trí , song đây là một tài liệu tốt cho
những người nghiên cứu Phong thủy . Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn .
Nguồn lấy từ Hoangthantai.com. Thân ái . dienbatn.
LỜI MỞ ĐẦU
Như chúng
ta đã biêt Phong Thủy đã có lịch sử hàng nghìn năm nay rồi, tự bản thân nó là
một bộ môn khoa học, chứ không phải mang đậm màu sắc mê tín như một số người cố
tình tạo ra. Trước đây, vì lợi ích riêng tư cá nhân mà các triều đại Vua chúa
không cho phổ biến rộng rãi bộ môn này, cũng như các thầy Địa lý cố tình tạo nên
sự huyền hoặc nhằm trục lợi những người nhẹ dạ cả tin. Ngày nay, khoa học hiện
đại đã vén tấm màn bí mật của Phong Thủy, cho chúng ta thấy đó là tập hợp những
kinh nghiệm của ngươi xưa về môi trường sống chung quanh, sao cho đạt sự hài
hòa, thẩm mỹ. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có một số vấn đề mà khoa học cũng chỉ
lý giải được một cách khiên cưỡng. Do đó, chúng ta mới gọi Phong Thủy là bộ môn
Khoa Học…Huyền bí!
Trong cuộc sống
chúng ta thường nghe nói:”Nhất thời, nhì vận, tam phong thủy
“.
Thời ở đây thời cơ, là vận may. Có
người suốt đời luôn gặp vận may nhưng không biết nắm bắt, có người cả đời chỉ có
một vận may duy nhất nhưng biết nắm bắt nên thành công, cũng có người cả đời
không gặp vận may nhưng họ biết tạo ra thời cơ để thắng lợi. Vận may, thời cơ
của một người còn tùy thuộc vào đức độ của người đó thể hiện trong cuộc sống.
Nếu người ấy sống có đạo đức thì dễ dàng nhận được sự tưởng thưởng của những
người xung quanh, và tất nhiên sẽ có thêm nhiều người ủng
hộ.
Vận ở đây chính là Mệnh vận của một
người , nó phụ thuộc vào năm, tháng, ngày, giờ sinh của người ấy. Bản thân mỗi
người trong chúng ta đều có một từ trường riêng, không ai giống ai cả, đó là do
năm tháng ngày giờ sinh của chúng ta khác nhau. Thế những người có cùng năm
tháng ngày giờ sinh thì sao? Xin thưa cũng không thể có từ trường giống y nhau
được, vì nó còn phụ thuộc bởi 1 số yếu tố khác như:
_Cha mẹ, anh chị em có năm tháng ngày giờ sinh khác nhau. Vì
từ trường của những người xung quanh sẽ ảnh hưởng đến từ trường của người
ấy
_ Người sinh ở miền Nam, miền Bắc
khác nhau. Tỷ như cái cây trái ngọt vùng Xích đạo mà đem lên vùng Bắc Cực trồng
sao tốt được?
……..
Phong Thủy
là yếu tố thứ ba trong đó, cũng là một yếu tố mà người ta có thể thay đổi được.
Do đó, nghành địa lý ngày xưa rất được xem trọng. Ba yếu tố này tượng trưng cho
Tam Tài: THIÊN- ĐỊA- NHÂN trong vũ trụ, cả 3 tương hỗ cho
nhau.
Nói đến Phong thủy là nói đến sự
hài hòa- hợp lý- thẩm mỹ, thực hành trọn vẹn, Phong Thủy sẽ thể hiện tính
CHÂN-THIỆN-MỸ. Nói CHÂN là vì thực hành Phong Thủy phải thật sự chính xác, chỉ
cần “sai 1 ly đi 1 dặm” ngay. Nói đến THIỆN là nói đến người thực hành Phopng
Thủy phải có cái TÂM của nghề nghiệp, không nên vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh
hưởng đến Phong Thủy của những người xung quanh, cũng như làm hư hoại Phong Thủy
tốt đẹp của vùng đất ấy. Nói đến MỸ là nói đến sự hài hòa, hợp lý, thẩm mỹ trong
việc trang trí nội- ngoại thất cũng như trong việc sắp xếp, bài trí đồ đạc trong
nhà.
Tóm lại, nghiên cứu & thực
hành Phong Thủy chúng ta có thể cải thiện phần nào cuộc sống của chúng ta, làm
cho “cuộc sống tốt đẹp hơn”. Chưa biết kết quả thế nào, nhưng trước mắt, về mặt
tâm lý nó giúp chúng ta có thêm sự tự tin, lạc quan hơn. Thế thì tại sao ta
không thử nhỉ ?
CUNG PHI
VÀ HƯỚNG
Khi bước vào việc tìm hiểu Phong Thủy, ai cũng cần phải biết
mình có Hướng nào thích hợp, có vậy khi tìm được mảnh đất Vượng Khí mới có thể
biết nó thích hợp với mình hay không? Thế thì hướng nào hợp với người
nào?
Trước tiên, tôi xin nói sơ qua về
Lục Thập Hoa Giáp. Trong tuổi Âm lịch, người ta có 2 tiêu chí để xác định 1
người sinh nhằm năm hoa giáp gì. Đó là:
_10 Thiên can : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân,
Nhâm, Quý.
_12 Địa chi : Tý, Sửu, Dần,
Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.
Mỗi năm sẽ có 1 Thiên can đi kèm với 1 Địa chi, như vậy sẽ
có 60 năm khác nhau, từ Giáp Tý, Ất Sửu, Bính Dần……đến Nhâm Tuất, Quý Hợi.
Đó chính là Lục Thập Hoa Giáp.
Như tôi
đã nói ở phần trước, mỗi chúng ta đều có 1 từ trường riêng, nhưng trong lĩnh vực
Phong Thủy, chỉ cần xác định năm sinh là ta có thể biết ngay được hướng tốt xấu
của bản thân, không như bên xem số mạng đòi hỏi phải đủ năm tháng ngày
giờ.
Trong Phong Thủy có nhiều trường
phái lắm, trong đó, trường phái mà nhiều người hiện nay hay dùng nhất_đây cũng
là kiến thứcthuộc về căn bản trong Phong Thủy_ chính là chia con người ra làm 2
nhóm: Đông Tứ Trạch & Tây Tứ Trạch. Muốn biết bản thân mình thuộc nhóm Trạch
Đông hay Tây, chúng ta trước tiên hãy nói đến ý niệm Bát Quái. Ở đây, tôi không
có ý đi sâu vào nguồn gốc của Bát Quái, chỉ xin giới thiệu luôn về 8 quẽ của Bát
Quái, đó là: CÀN-KHẢM-CẤN-CHẤN-TỐN-LY-KHÔN-ĐOÀI.
Mỗi người khi sinh ra là đã chịu sự ảnh hưởng của 1 vì sao
chủ vận của năm ấy, và vì sao này sẽ giúp chúng ta xác định mình thuộc nhóm
Trạch Đông hay Tây.
Có rất nhiều cách
tìm sao chủ vận năm sinh của mình, nhưng ở đây, tôi xin chỉ các bạn 1 cách rất
là đơn giản: Các bạn lấy 2 số cuối của năm sinh của mình cộng lại với nhau, nếu
vẫn còn trên 10 thì cộng tiếp cho đến kết quả cuối cùng<10 VD : Bạn sinh năm
1987 chẳng hạn 8+7=15 >10
1+5=6
Đến đây, nếu là Nam thì lấy 10 trừ đi
số mới tìm được đó
nếu là Nữ thì lấy 5
cộng với số mới tìm được
Theo VD
trên:
Nếu bạn là Nam thì : 10-6=4 . Số
chủ vận của bạn là 4
Nếu bạn là Nữ thì
: 5+6=11
1+1=2 . Số chủ vận của bạn là
2
Nếu là số 5 thì nam là cung KHÔN, nữ là cung
CẤN
**LƯU Ý :
Nếu các
bạn sinh sau năm 2000, thì:
Nam : Lấy 9
trừ đi số của năm sinh mới cộng ra
Nữ :
Lấy 6 cộng số……………………………..
VD : bạn
nào sinh năm 2001 chẳng hạn
0+1=1
Nam : 9-1=8 .
Số của bạn ấy là 8
Nữ : 6+1=7 . Số của
bạn ấy là 7
Đến đây,
khi các bạn đã biết số chủ vận của mình rồi thì theo bảng sau sẽ biết mình thuộc
nhóm Trạch nào:
Đông Tứ
Trạch Tây Tứ Trạch
Sao Nhất Bạch- số
1-KHẢM Sao Nhị Hắc- số 2-KHÔN
Sao Tam
Bích- số 3-CHẤN Sao Lục Bạch-số 6-CÀN
Sao Tứ Lục- số 4- TỐN Sao Thất Xích-số 7-
ĐOÀI
Sao Cửu Tử – số 9 – LY Sao Bát
Bạch -số 8 – CẤN
Khi nhà
của các bạn xoay 1 trong 4 hướng thuộc cùng nhóm với mình, thì đó là hướng tốt
của các bạn đấy. Các bạn hãy xem thử từng số chủ vận, ứng với phương hướng gì
sau đây, sẽ biết mình thích hợp với hướng nào ngay thôi
số 1-
cung KHẢM-hướng Chánh Bắc
số 2- cung
KHÔN-hướng TÂY NAM
số 3- cung
CHẤN-hướng Chánh Đông
số 4- cung TỐN
-hướng Đông Nam
số 5- nam lấy cung
KHÔN, nữ lấy cung CẤN
số 6- cung CÀN
-hướng TÂY BẮC
số 7- cung ĐOÀI -hướng
Chánh Tây
số 8- cung CẤN -hướng ĐÔNG
BẮC
số 9- cung LY -hướng Chánh
NAM
VD: như ví dụ trên kia chẳng hạn, bạn nào sinh năm
1987
* nếu là nam, số chủ vận là 4,
thuộc cung TỐN, hướng Đông Nam. Ta xem bảng thấy cung TỐN ở nhóm Đông Tứ Trạch.
Vậy thì các hướng hợp của bạn ấy sẽ là các số cùng nhóm: 1-3-4-9, ứng với các
hướng: Chánh Bắc, Chánh Đông, Đông Nam & Chánh Nam
* nếu là nữ, số chủ vận là 2, thuộc cung KHÔN, hướng Tây
Nam. Ta xem bảng thấy cung KHÔN ở nhóm Tây Tứ Trạch. Vậy thì các hướng hợp của
bạn ấy sẽ là các số cùng nhóm: 2-6-7-8, ứng với các hướng: Tây Nam, Tây Bắc,
Chánh Tây & Đông Bắc
Tóm lại,
bất kỳ ai cũng có 4 hướng tốt, dĩ nhiên cũng có 4 hướng xấu là 4 hướng thuộc
nhóm còn lại. Hy vọng các bạn có thể tự mình tìm thấy hướng thích hợp cho ngôi
nhà của các bạn. Lần tới tôi xin nói tiếp 1 tý về từng hướng nào sẽ tốt cho vấn
đề gì? Và những hướng xấu thì nên đặt gì để trấn lại?
8 hướng Bát quái 8 sở thuộc
Để có thể
ứng dụng được Phong Thuỷ, ta cần biết thêm về các cung Bát
Quái
_CÀN : hướng TÂY BĂC thuộc KIM ứng
với LÃO ÔNG
_KHẢM : ……… BẮC
…….. THỦY ………. TRUNG NAM
_CẤN
: ……… ĐÔNG BẮC ……… THỔ ………. THIẾU NAM
_CHẤN : ……… ĐÔNG ……… MỘC ………. TRƯỞNG
NAM
_TỐN : ……… ĐÔNG NAM ………
MỘC ………. TRƯỞNG NỮ
_LY :
………. NAM ………. HỎA ………. TRUNG NỮ
_KHÔN : ………. TÂY NAM ………. THỔ ………. LÃO
MẪU
_ĐOÀI : ………. TÂY ……….
KIM ………. THIẾU NỮ
Muốn xem
Phong Thủy trước tiên cần phải biết Hướng nhà, đất nơi đó như thế
nào?
Để xác định đươc hướng 1 căn nhà,
1 khu đất, ta cần có 1 LA BÀN. Cách xem được la bàn thì tôi thiết nghĩ ai cũng
biết nên không đề cập lại ở đây, chỉ xin nói qua về NƠI ĐẶT LA BÀN, ĐỊNH HƯỚNG
THẾ NÀO & CHIA CÁC PHÒNG TRONG NHÀ RA CÁC CUNG BÁT QUÁI NƠI ĐẶT LA BÀN:
Trước hết, chúng ta lấy mốc ở điểm giữa của mặt tiền nhà ( VD : nhà bề ngang 4m
thì đánh mốc ở 2m ).
Tiếp đến, từ điểm
mốc đó, kẽ 1 đoạn thẳng vuông góc với mặt tiền nhà & có độ dài bằng nửa
chiều ngang nhà ( tức là vẽ đường vuông góc với mặt tiền từ điểm mốc ở trên, rồi
lấy 1 đoạn bằng 2m ). Đó chính là điểm đặt LA BÀN
ĐỊNH HƯỚNG: Từ điểm đặt LA BÀN đó, nhìn theo đường kẽ vuông
góc đó xem là hướng gì, đó chính là hướng của nhà vậy.
PHÂN CUNG: Hãy vẽ 1 sơ đồ nhà ra giấy theo 1 tỷ lệ chính
xác, rồi lấy trung tâm điểm, đặt thước đo độ vào điểm trung tâm, sao cho cạnh
ngang bên dưới song song với cạnh ngang nhà, thì điểm 90 độ ở trên sẽ tương ứng
với Tọa độ THỰC cùa nhà, đất đó. Căn cứ theo số độ để chia ra các cung Bát Quái.
Ngoại trừ 8 cung Bát Quái ra, còn lại cung ở giửa là TRUNG
CUNG.
Số độ tương ứng với 8 cung Bát
Quái:
Từ 337,5 độ đến 22,5 độ thuộc về
cung Khảm.
Từ 22,5 độ đến 67,5 độ thuộc
về cung Cấn.
Từ 67,5 độ đến 112,5 độ
thuộc về cung Chấn.
Từ 112,5 độ đến
157,5 độ thuộc về cung Tốn.
Từ 157,5 độ
đến 202,5 độ thuộc về cung Ly.
Từ 202,5
độ đến 247,5 độ thuộc về cung Khôn.
Từ
247,5 độ đến 292,5 độ thuộc về cung Đoài.
Từ 292,5 độ đến 337,5 độ thuộc về cung
Càn.
An vị hướng nhà đã xác định được ở trên vào sơ đồ, rồi lần
lượt điền các hướng còn lại vào sẽ thấy được các phòng trong nhà thuộc cung gì
ngay. Đối với 1 khu đất cũng thế.
Khi
đã có sơ đồ Bát Quái của các bộ phận trong nhà, đối chiếu với Bát Quái sở thuộc,
ta có thể dễ dàng tìm ra sự hỗ trợ cần thiết cho từng thành viên trong gia
đình
Vd : Khi muốn hỗ trợ cho người
cha-người chủ gia đình, ta sẽ kích hoạt sự hỗ trợ cho cung
CÀN
……………………… người
con gái út chẳng hạn, ………………………………………..
ĐOÀI
Kích hoạt thế nào ư? Rất dễ! Ta đã có Bát Quái sở thuộc rồi
đó, căn cứ vào Ngũ Hành của cung đó để kích hoạt: Kim là kim loại, Mộc là cây
cối hay đồ gỗ, Thủy là nước, Hỏa là lửa hay đèn, Thổ là đất hay gốm sứ- đá quý-
thủy tinh. Tỷ như:
Cung CÀN thuộc KIM,
ta có thể treo 1 chuông gió KIM LOẠI , 1 giàn máy nghe
nhạc…..
Cung TỐN thuộc MỘC, ta có thể
đặt 1 chậu cây kiểng, hoặc treo 1 chuông gió bằng cây, bằng
tre….
Ngoài Ngũ Hành của chính cung đó ra, chúng ta cũng có thể
kích hoạt theo cách Ngũ Hành tương sanh, và tránh đặt các vật theo tính Ngũ Hành
tương khắc tại các cung đó.
NGŨ HÀNH
TƯƠNG SANH: Thổ sanh Kim, Kim sanh Thủy, Thủy sanh Mộc, Mộc sanh Hỏa, Hỏa sanh
Thổ.
NGŨ HÀNH TƯƠNG KHẮC: Thổ khắc
Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc
Thổ.
Vậy thì, như ví dụ trên: Cung Càn
ngoài các vật bằng kim loại, có thể đặt các vật thuộc hành Thổ, vì Thổ sanh Kim;
Cung Tốn ngoài các vật bằng chất liệu gỗ hay cây xanh, ta có thể dùng hành Thủy,
vì Thủy sanh Mộc;…. Cung Càn như vậy sẽ tránh, hạn chế đặt nhiều đèn, vì Hỏa
khắc Kim; cung Tốn sẽ tránh và hạn chế đặt các vật bằng kim loại vì Kim khắc
Mộc,…
Nếu để ý chúng ta sẽ dễ dàng
thấy, giửa 2 Hành tương khắc luôn luôn là 1 Hành tương sanh với cả 2 Hành đó.
Như Hỏa khắc Kim, thì ở giửa sẽ có Hành Thổ, đề Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim; Thủy
khắc Hòa, thì ở giửa sẽ có Hành Mộc, đề Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa,… Đây
chính là điểm kỳ diệu của Tạo Hóa, nhờ đó mà chúng ta có thể tìm ra biện pháp
Hóa Giải cho những điều phạm phải trong Phong Thủy, qua tính Trung Gian của Hành
này.
Dễ quá phải không các anh chị, các
bạn? Hãy thử xem!
Như ta đã
biết, mỗi người chúng ta có 1 Quái Số riêng của mình. Mà trong trường phái Phong
Thủy Bát Trạch đơn giản nhất thì chỉ có xem 8 hướng. Như vậy, khi ta đem Quái Số
của mình phối với 8 hướng sẽ có 8 trường hợp xảy ra cho từng người, và 8 trường
hợp đó ta gọi nôm na là Bát San vậy(hay còn gọi là Du
Niên).
Như tôi đã nói ở phần trước, mỗi
người trong chúng ta, ai cũng có 4 hướng tốt là 4 hướng đồng nhóm Đông hay Tây
với mình, và 4 hướng xấu là 4 hướng khác nhóm. Ở đây, tôi xin gửi các bạn 1 bảng
thành lập sẵn sự phối hợp giữa 8 Quái Số và 8 hướng để tiện lợi cho các bạn nào
chưa biết gì về Phong Thủy :
Các Quái
Số 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Sinh Khí : ĐN ĐB
Nam Bắc ĐB/TN Tây TB TN Đông
Thiên Y :
Đông Tây Bắc Nam Tây/TB ĐB TN TB ĐN
Diên Niên: Nam TB ĐN Đông TB/Tây TN ĐB Tây Bắc
Phục Vì : Bắc TN Đông ĐN TN/ĐB TB Tây
ĐB Nam
TUYỆT MỆNH:TN Bắc Tây ĐB Bắc/ĐN
Nam Đông ĐN TB
NGŨ QUỶ : ĐB ĐN TB TN
ĐN/Bắc Đông Nam Bắc Tây
LỤC SÁT : TB
Nam ĐB Tây Nam/Đông Bắc ĐN Đông TN
HỌA
HẠI : Tây Đông TN TB Đông/Nam ĐN Bắc Nam ĐB
Ở quái số
5 : hàng trên là của nam, hàng dưới là của nữ
NCD xin
Ví dụ thử nhé :
Quái số của bạn là
9_cung LY thì hướng tốt nhất của bạn cho việc làm ăn là hướng ĐÔNG, vì đó là
hướng Sanh Khí trên bảng của Quái số 9.
Nếu bạn chưa kết hôn cần tìm người bạn đời hay người yêu thì
bạn nên dùng hướng BẮC, vì đó là Hướng Diên Niên của Quái số 9 trên
bảng.
Nếu bạn cần về vấn đề sức khoẻ
thì hãy chọn hướng ĐÔNG NAM, vì đó là hướng Thiên Y của Quái số 9 trên
bảng.
Nếu bạn cần củng cố việc học
hành, hay đạt sư hài hòa với mọi người thì hãy chú ý đến hướng NAM, vì đó là
cung Phục Vì của Quái số 9 vậy.
Các anh
chị, các bạn hãy thử thực hành xem nhé!
Nhưng cũng đừng quên 1 điều: thức ăn dù có bổ nhưng dùng
nhiều quá vẫn có hại đấy!
Đừng lạm dụng
Ngũ hành thái quá sẽ không tốt. Khi thực hành Phong Thủy chưa quen, trước tiên
hãy làm từ từ, đừng vội tăng cường Ngũ Hành nơi cần thiết đó quá nhiều. Ít thì
ta có thể thêm vào từ từ được, nhưng để đến lúc nhiều thì phiền lắm, vì giống
như thức ăn, ăn vào được lấy ra thì khó!
Đã biết được cung Phi(quái số) của bản thân mình phối với
từng Hướng sẽ cho ra 1 Du Niên. Nay chúng ta lướt qua về ý nghĩa của 8 du niên
đó, và xem nếu khiếm khuyết cung đó trong nhà chúng ta thì sẽ có ảnh hưởng
gì:
1.SANH KHÍ (Sheng
Chi):
Là hướng tốt nhất trong 4 hướng
tốt, biểu hiện của sự thành công, danh tiếng, địa vị, giàu sang. Muốn hưởng được
những sự tốt đẹp của hướng Sanh Khí này, tốt nhất là cửa chính của căn nhà ở vị
trí này hoặc xoay về hướng này , hoặc phòng ngủ hay phòng làm việc của gia chủ ở
tại vị trí này.
2.THIÊN Y (Tien Yi
):
Là hướng biểu hiện cho sức khoẻ và
sự sống lâu. Cho nên đây là vị trí tốt cho người nào trong nhà mà vấn đề sức
khoẻ cần quan tâm. Ngoài ra, khoa Phong Thủy còn quan niệm Bếp là nơi cung cấp
năng lượng, là nguồn gốc của sức khoẻ cho mọi người trong gia đình. Cho nên, Bếp
hoặc nồi cơm điện nên đặt xoay miệng về hướng Thiên Y (về điều này, tôi sẽ đề
cập đến khi đi vào chi tiết từng bộ phận bài trí trong nhà
).
3.DIÊN NIÊN (yen nien
):
Là vị trí ảnh hưởng đến hạnh phúc
của gia đình như: Tình cảm giửa vợ chồng, sự liên hệ giửa cha mẹ và con cái tốt
đẹp, bền vững hay không, đều có thể tác động ở vị trí này; ngoài ra đây còn là
cung Tình Duyên cho những người chưa lập gia đình. Đây là hướng mà các bậc cha
mẹ cần lưu ý, nếu trong nhà có con cái bị trắc trở về đường Tình
Yêu.
* Và đây cũng là vị trí dùng để
cứu chữa cho đôi vợ chồng nào mà tình nghĩa đang trên đà gãy
đổ.
Ví dụ: một đôi vợ chồng đang có
những chuyện cơm không lành, canh không ngọt, có thể đi đến chia tay. Để cứu
chữa tình trạng này, 2 vợ chồng có thể dời phòng ngủ về căn phòng ở hướng Diên
Niên.
4. PHỤC VÌ (Fu Wei
):
Là hướng có độ tốt trung bình: cuộc
sống gia đình yên vui, no ấm. Nhà xây về hướng Phục Vì hoặc phòng ngủ của gia
chủ ở vị trí này, nhà sẽ có con trai nhiều hơn con gái.
*Theo người Việt thì đây là cung trung bình, nhưng trong
Phong Thủy của người Hoa thì cung này tốt chẳng kém cung Sanh Khí là
bao.
Đấy là 4 hướng tốt sắp theo thứ tự từ tốt nhất trở xuống,
bây giờ là 4 hướng xấu sắp từ xấu nhất xuống:
1.TUYỆT MẠNG:
Đây
là hướng xấu nhất trong 4 hướng. Không nên đặt cửa chính hoặc phòng ngủ ở vị trí
này.
Nhà xoay về hướng TUYỆT MẠNG sẽ
đưa đến việc làm ăn suy sụp và có thể đi đến sự khánh tận; mất mát con cái và
bệnh tật kinh niên.
Vị trí này chỉ nên
đặt Toilet, phòng tắm hoặc Bếp. Nói chung, những công trình phụ có thể đặt tại
vị trí này để trấn áp Hung tinh. Nếu đặt Bếp ở đây, miệng Bếp phải xoay về 4
hướng tốt của gia chủ.
2.LỤC SÁT:
Đây là hướng chuyên gây nên những thất
bại trong công việc làm ăn, bệnh tật, tai nạn và sự chết chóc. Ngoài ra, nó còn
là nguyên nhân gây nên các chuyện tình cảm bất chính, phóng
đãng.
Vị trí này cũng chỉ để làm Toilet
hoặc phòng chứa đồ thôi.
3.NGŨ QUỶ:
Đây là hướng mang đến những tai họa
như bị trộm cắp, cháy nhà, mất việc. Trong gia đình, vợ chồng con cái thường bất
hòa và hay tranh cãi với nhau. Ngoài xã hội, cũng thường hay bất hòa với đồng
nghiệp. Bởi vậy, vị trí này đặt Toilet là hợp nhất, vì những tai họa sẽ bị nước
cuốn trôi đi.
4.HỌA HẠI:
Đây là hướng đưa đến sự khó khăn và
thất thoát về tiền bạc. Vị trí này tốt nhất chỉ làm phòng chứa đồ
đạc.
CẢNH QUAN
BÊN NGOÀI
Đây là
phần cực kỳ quan trọng đối với một ngôi nhà. Trong cổ thư Hoàng Đế Trạch Kinh,
chủ trương lấy hình thể làm thân thể, lấy nước sông suối làm huyết mạch, lấy đất
đai làm da, lấy cây cỏ làm lông tóc, lấy nhà cửa làm quần áo, lấy cửa ngõ làm
đai mũ…
Trong cuốn Dương Trạch Tập
Thành của đời Thanh cũng có nói:” Dương trạch phải chọn địa hình, tựa lưng vào
núi, trước mặt là nước mới xứng với nhân tâm, Sơn có Lai Long thì đẹp mà phát,
Thuỷ phải ôm bao làm hình vòng quanh, Minh Đường rộng lớn thì có phúc, Thủy khẩu
thu tàng, tích vạn kim. Quan sát hai bên không có chướng ngại, quang minh chính
đại vượng môn đình…”.
Như vậy đủ thấy
người xưa khi luận về Phong Thủy đã xem trọng cảnh quan bên ngoài thế
nào.
Về mặt khoa học mà nói, khi chúng
ta chọn mua một miếng đất, một căn nhà, hay thuê nhà để ở chẳng hạn, ta cũng
phải tìm hiểu môi trường xung quanh nơi đó, bởi nó tác động không nhỏ đến đời
sống chúng ta.
Thí dụ như: Dưới nền nhà
là nơi giao nhau của 2 mạch nước ngầm sẽ làm cho sức khoẻ chúng ta suy nhược;
nhà làm gần các trạm điện cao thế sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh những người cư
ngụ nơi đó, những ai ở gần đó cũng có khả năng mắc bệnh ung thư máu cao hơn, trẻ
em dễ mắc bệnh bạch cầu…
Cũng như
những phát hiện đó, có 1 số điều mà từ hàng nghìn năm trước các nhà Phong Thủy
đã cảm nhận được nhưng không thể chứng minh. Như tại sao khi nhà chúng ta đối
diện nóc nhà hàng xóm ( ý nói đòn dông nhà đối diện chĩa thẳng qua ) là không
tốt. Các nhà Phong Thủy xưa chỉ kinh nghiệm thấy như vậy là không tốt, nhưng
không đủ dụng cụ khoa học như ngày nay để chứng minh. Mới đây, một nhà khoa học
người Pháp là Enel M.J.F. Balvanyi đã khám phá ra rằng có một loại tia nguy
hiểm, gọi là tia Ác Xạ, tia này có chùm sóng ngắn gọi là Green Negative Waves.
Chùm sóng ngắn này hiện hữu trong không khí. Chúng có tác hại làm khô các tế bào
ở cơ thể sinh vật. Khi gặp các nóc nhà, chúng nương theo cái đòn dông (
ridge-board) phóng về phía trước, và xâm nhập vào căn nhà đối diện qua cửa
chính, cửa sổ. Những thành viên trong nhà đó bị nhiễm tia này sẽ đau ốm, bệnh
hoạn, đầu óc luôn căng thẳng, lo âu sinh ra bực bội, cáu kỉnh hay phát sinh
tranh cãi trong nhà, hoặc tinh thần mất tập trung dễ bị tai nạn
hơn.
……Nói chung, rất nhiều điều từ
môi trường bên ngoài tác động đến ngôi nhà chúng ta đang ở, chứ không phải chỉ
có các yếu tố nội thất bên trong nhà là đủ. Muốn đạt được sự hài hoà về Phong
Thủy , chúng ta trước tiên nên xem xét hình thể xung quanh nơi ta ở trước, thứ
đến mới là nội thất.
Ở đây, NCD tôi
chưa bàn đến các hình thế Sơn Thuỷ theo trường phái xác định Huyệt vị Long Mạch,
bởi phần đó đã đi vào chuyên môn sâu, tôi chỉ muốn đề cập đến các vấn đề mà
chúng ta thường có thể gặp trong cuộc sống hàng ngày thôi. Trong phần này, bởi
những tác động từ môi trường xung quanh rất nhiều điều chúng ta cần xem xét, NCD
xin chia ra thành 1 số đề mục sau ;
_
Ao hồ : Hình dáng và vị trí.
_ Đường đi
dẫn vào nhà , các con lộ.
_ Cây cối và
ảnh hưởng của nó.
_ Các nhà láng
giềng.
_ Cuối cùng là : 1 số câu thiệu
luận đoán cát hung ngoại hình.
CÁC CON
ĐƯỜNG VÀ CÁC LỐI DẪN VÀO NHÀ
Trong
khoa Phong Thủy hiện đại, các đường đi ở các khu đô thị, thành phố thay thế cho
hình ảnh các con sông ở các vùng quê, nó cũng mang lại Khí. Những con đường cong
lượn 1 cách dịu dàng như những con sông uốn lượn hữu tình, sẽ cho phép luồng Khí
di chuyển nhẹ nhàng êm ái, có tác dụng tốt. Những đại lộ thẳng và xa lộ sẽ thúc
đẩy luồng Khí quá nhanh chóng và thường gây nguy hiểm. Do đó, điểm đầu tiên mà
NCD tôi muốn nhấn mạnh đó là:
_ Đừng
nên chọn nhà hay đất mà trước mặt hoặc sau lưng có: Đường xe lửa, đường xa lộ
(high-way ), đường cao tốc (free-way ). Vì mật độ xe và tốc độ nhanh của nó
khiến dòng Khí như bị hút đi, từ Sinh Khí sẽ thành Ác Khí.
Trong thực tế, loại Hình Sát mà ta thường gặp nhất do các
con đường lộ mang lại chính là Phản Cung Sát, là 1 loại Sát Khí hình thành từ 1
con đường cong như lưỡi liềm cắt trước mặt nhà, sau lưng nhà. Nhân hôm rồi tôi
có đi TQ, nhìn thấy các cây cầu vượt đan xen nhau, nên hôm nay NCD cũng xin nói
đến chúng , hầu giúp cho các anh chị , các bạn nào ở nước ngoài có gặp phải
:
_ Tuyệt đối tránh mua, thuê nhà trong
các chung cư ( Apartment) mà bị Phản Cung Sát từ các cầu vượt, đường cao tốc
(free-way). Phản Cung Sát từ các con đường này còn nguy hiểm gấp mấy lần từ 1
con đường lộ thông thường. Hãy cẩn thận !!!
_ Tuyệt đối tránh ở gần nơi giao nhau của các cây cầu vượt,
các đường cao tốc. tầm Sát thương của chúng rất lớn, ảnh hưởng rất xa. Ở những
nơi này, dòng Khí bị nhiễu loạn, sẽ có ảnh hưởng rất xấu với sức khoẻ, tinh thần
của chúng ta.
_ Tuyệt đối tránh mua ,
thuê các nhà nằm trên đường hầm, tàu xe chạy xuyên qua phía dưới, sẽ phạm phải
Xuyên Tâm Sát. Người ở đó sẽ bị tài vận kém, sức khoẻ kém, dễ sinh bệnh chảy
máu.
Cả 3 loại này không phải là không có cách hóa giải, nhưng
tốt hơn là tránh, vì khi bất đắc dĩ lắm, trong trường hợp không thể chọn lựa, ta
buộc phải ở đó thì hãy dùng hóa giải. Dù sao, ở 1 nơi không bị Hình Sát gì vẫn
tốt hơn mà!
_ Một con đường ( Cũng như
là 1 con sông, nhánh sông, 1 bụi cây lá nhọn ) chĩa thẳng vào cửa hoặc cửa sổ
nhà là bị Thương Sát. Người trong nhà thường bị tai nạn chảy máu, bệnh
tật.
_ Một con đường xe chạy giống như
chiếc nĩa ( như lưỡi bồ cào ) ở trước cửa: Cha con bất hòa, mỗi người tự làm
theo ý mình.
_ Một con đường hình thành
3 cạnh của Bát Quái ở trước cửa: Rất xấu cho các mối quan hệ giửa các thế hệ
trong nhà.
_ Nhà ở trong các chung cư
(Apartment ): Đại kỵ mở cửa ra nhìn thấy ngay cầu thang đi xuống hay cửa thang
máy.
_ Nhà ở hoặc cửa hàng tránh ở trên
1 đoạn dốc xuống. Khí cũng như nước, luôn chảy từ cao xuống thấp. Nếu nhất định
phải chọn nhà ở khu vực đó, thì nên đến đó quan sát khi trời mưa, nước mưa chảy
đọng vào ngôi nhà nào thì hỏi mua, thuê nơi đó là tốt nhất. Vì Thủy tụ là Khí
dừng mà.
_ Nhà ở tận cùng 1 ngõ hẽm,
luôn phải chịu lời thị phi.
_ Một con
đường dẫn vào nhà mà quá hẹp (nhỏ hơn cả cửa chính ) là rất xấu. Bởi lối vào là
một bước đầu chuẩn bị, để chúng ta có thể cảm thấy một khi chúng ta bước vào
nhà; hay là chỗ giúp chúng ta xác định cách chúng ta đến với thế giới bên ngoài,
sau khi ra khỏi nhà. Lối vào nên có vẻ khang trang và dễ đi, và lối ra cũng nên
có 1 quang cảnh sáng sủa và không bị cản trở.
_ Nếu nhà ở cao hơn mặt đường, có những bậc lên xuống, chúng
nên thoai thoải và không được quá dốc, cửa đi phải mở ra trên một khoảng đất
rộng rãi. Các bậc hẹp và dốc sẽ làm trôi tuột tiền của, may mắn ra khỏi căn
nhà.
_ Nều nhà ở thấp hơn mặt đường,
các bậc cấp dẫn xuống là một điều xấu, khiến những người cư ngụ luôn cảm thấy
căng thẳng, vì phải luôn tranh đấu, phấn đấu, làm việc cật
lực.
_ Hai bên lối vào nhà nếu có hai
bụi cây thì không nên để rậm rạp quá, phải tỉa gọn bớt.
_ Nếu làm mái hiên phía trước, hãy cẩn thận các cây cột
chống. Nếu các cây cột này quá lớn sẽ cản trở dòng Khí. Nếu chúng lại là cột
vuông thì dễ bị phá sản.
_ Một đường
hẽm thẳng và dài, hẹp thì Sát Khí chứa ở trong đó, làm cho nhà bị u ám, người bị
tai họa. Nếu mở cho hẽm dài ra càng bị thất bại.
Nếu đường hẽm đó xông thẳng hay xông nghiêng vào nhà: Sẽ
chết đường.
Nếu đường hẽm đó xông vào
bên trái hay bên phải nhà: Sẽ bệnh tật, cô quả.
Nếu đường hẽm đó x6ng thẳng vào Cửa Cái nhà: Con nhỏ chết
non.
_ Một đường hẽm như hình lưỡi dao
_ đầu lớn đầu nhỏ: Thường bị trộm cướp.
Đầu lớn chĩa vào: Bị người ta giết
chết.
Đầu nhỏ chĩa vào: Giết người phải
thường mạng.
_ Hẽm nhỏ giao nhau thành
ngả tư: Ở đó cãi lộn luôn.
_ Cửa hẽm
hình chữ Nhân ( chữ Hán ): Hại nhân mạng.
Cửa hẽm hình chữ Thập (+): Bệnh nặng , thưa
kiện.
_ Trước nhà có giao lộ chữ T đâm
vào là xấu.
_ Nhà nằm trong giao lộ chữ
Y là xấu.
CÁC CĂN
NHÀ LÁNG GIỀNG
Một khi
đã ổn định chỗ ở vào vị trí hoàn hảo; hay khi sắp dọn đến- sắp mua- sắp thuê một
căn nhà nào đó; chúng ta phải luôn đề phòng những ” Mủi tên độc ” từ những ngôi
nhà láng giềng. Các “mủi tên độc” đó có thể là 1 kiến trúc bất lợi từ nhà hàng
xóm, hay sự phát triển, xây cất thêm của họ làm ảnh hưởng đến sự hài hòa Phong
Thủy ở khu vực, trong đó có gia đình chúng ta.
Các hình thể kỳ lạ, các góc nhọn, góc vuông sắc cạnh, độ
cao, đặc điểm của những tòa nhà lân cận đều có thể ảnh hưởng tới chúng
ta.
_ Trước mặt là 1 tòa cao ốc, 1 nhà
lầu cao to, 1 building lớn bao trùm lên nhà chúng ta: Khí của những người trong
nhà sẽ bị đè nén bởi độ cao và bóng che của tòa nhà to lớn này, khiến cho sự
ngiệp bị ngăn trở, không thuận lợi.
_
Trước mặt là nhà thờ :
Nếu đó là nơi
cầu nguyện, nơi tổ chức lễ cưới hỏi thì tốt.
Nếu đó là nơi tổ chức các buổi lễ cầu hồn, lễ tang thì nên
tránh đi.
_ Khoảng cách an toàn khi bên
kia đường là 1 ngôi nhà to lớn đồ sộ: Để không bị ảnh hưởng tới nhà chúng ta thì
con đường phải rộng gấp 3-4 lần chiều cao nhà mình.
_ Góc cạnh của nhà kế bên chĩa vào nhà hay văn phòng làm
việc có thể đe dọa vận may & các cơ hội thành công của chúng ta. Nó cũng có
thể đưa đến những việc tai tiếng, những hành vi thô bạo.
Khi nhà láng giềng vừa có góc nhọn chĩa vào vừa to lớn hơn,
thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn.
_ Khi
góc nhà mình và góc nhà hàng xóm chĩa vào nhau, thì 2 gia đình thường phát sinh
chuyện mâu thuẫn.
_ Khi nhà ở gần nhà
máy, hít phải những Tà Khí ô nhiễm từ nhà máy thải ra hàng ngày, sẽ ảnh hưởng
đến sức khoẻ, tài vận của người trong nhà.
_ Không nên ở đối diện Chùa, Miếu vì những nơi đó Âm Khí quá
nặng.
_ Không nên ở đối diện nhà tù,
trại lính, trường bắn ( nơi xử bắn chứ không phải tập bắn )
_ Không nên ở đối diện hay cạnh bên nhà xác, nghĩa trang,
nhà quàng làm tang lễ.
Những trường hợp
này tốt nhất là nên tránh đi, trừ trường hợp bất khả kháng, do điều kiện kinh
tế, do hoàn cảnh gì đó mà không thể dọn đi, thì hãy dùng năng lượng Dương để hóa
giải Âm Khí của nó.
_ Một dãy 6-7 căn
nhà lớn liền nhau, có một căn thấp nhỏ, thì nhà nhỏ ấy sẽ bị tán tài mau
chóng.
_ Ở trong xóm, khu phố toàn là
nhà nhỏ, mà có 1 cái nhà cao vọt hơn, nhìn từ xa như có cái gông vòng quanh cổ
vậy, thì cái nhà cao ấy sẽ bị tai bay vạ gió bất ngờ, khó mà trốn thoát
được.
_ ” Tả hữu cao giác lâu, trung
trạch thường bi sầu “: là có 2 cái nhà lầu cao vót ở 2 bên nhà, thì nhà ở giửa
thường có chuyện sầu bi.
Tương tự vậy :
Lưỡng bàng đại khâu ốc , trung trạch khuyết y lộc.
_ ” Đối miếu loát hồng bích, sát đáo Hỏa tích lịch “: Trước
mặt có Chùa, Miếu mà tường vách sơn màu hồng (đỏ) thì sẽ bị sét
đánh.
_ Nhà ở trước mặt cao, thế lấn áp
nhà phía sau, thì nhà phía sau sẽ nghèo dần.
_ Hai nhà đối diện nhau trong 1 con phố ở tầm gần _ 2 nhà
tầm lớn nhỏ tương đồng _ nếu 2 cửa đối diện nhau gọi là ” Tương mạ môn “: Khiến
cả 2 nhà thường gặp chuyện tranh cãi, tai tiếng. Dùng THIÊN QUAN TỨ PHÚC để hóa
giải.
Cũng 2 nhà đối diện nhau như vậy,
nhưng không nhất thiết là đối diện cửa, nhà nào có ngưỡng cửa thấp sẽ thắng,
ngưỡng cửa cao sẽ bại.
_ Những nhà
trong xóm xây ngang dọc, tạo thành hình chữ CÔNG (I ), thì mấy căn nhà ở giửa
nét ngang đều bị nét dọc đâm thẳng vào, thì không thể ở yên
được.
_ Nhà trong khu xóm làm liền
nhau, vô tình tạo thành hình chữ PHÂN ( chữ Hán ): Nếu ở phía bên trái thì không
con nối dõi, nếu ở bên phải thì sinh con ngỗ nghịch.
_ Nhà ở trong xóm, khu phố liền nhau như hình chữ ẤT ( chữ
Hán ): Các nhà ở nét giửa cong ôm như cái bụng thì được giàu có, những nhà ở đầu
chữ ẤT thì nghèo, những nhà ở cuối chữ ẤT sẽ bị cô quả & phòng trộm
cướp.
_ Đối diện nhà có 1 hình chữ THẬP
(+) mà đầu chữ thập chĩa vào nhà: sẽ bị cô quả
_ Tránh ở gần 1 bãi rác, 1 nhà bỏ
hoang.
_ Khi nhà đối diện làm 1 cái
hàng rào có các cọc nhọn chĩa sang thì nên hóa giải ngay, vì tầm Sát Thương của
nó rất mạnh.
_ Tránh mua- thuê 1 căn
nhà ở sát cạnh 1 con hẽm, vì như vậy nhà chúng ta sẽ thiếu 1 trong 2 yếu tố
Thanh Long hoặc Bạch Hổ. Bởi nhà chúng ta 4 phía luôn cần có đủ mà phải hợp cách
mới được:
Bên trái là THANH
LONG.
Bên phải là BẠCH
HỔ.
Trước mặt là CHU TƯỚC hay HỒNG
PHƯỢNG.
Sau lưng là HUYỀN VŨ hay HẮC
QUY.
Trước mặt cần phải khoáng đãng mới
hợp cách , không nên có nhà cao lớn là vì thế. Sau lưng thì cần phải có chỗ dựa
vững chãi như thế tựa núi. Hai phía trước sau này tạo thế Ỷ SƠN HƯỚNG HẢI là hợp
Phong Thủy nhất. Bên trái, bên phải tạo thành thế bao bọc, che chở cho nhà như
thế Long chầu Hổ phục mới hợp Phong Thủy; là LONG thì phải bay cao lên mới có
thế vẫy vùng, cho nên, bên trái là LONG luôn cao hơn HỔ mới đúng, hoặc chí ít
cũng phải bằng, không được thấp hơn.
Tóm lại, bốn phía so với nhà chúng ta ví như…cái ghế dựa
cho dễ hiểu vậy: Sau lưng cần có một chỗ dựa vững chãi, rộng rãi; hai bên có 2
tay vịn để gác tay thì ngồi mới thoải mái; còn trước mặt cần phải thoáng, không
có gì cản trở thì mới đứng lên dễ dàng chứ!
CÂY CỐI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
Trước
đây, khi bàn về cây cối, các nhà Phong Thủy Dương Trạch thường chỉ nói đến khu
vực thôn quê, không nói đến thành thị, là vì sao? Bởi ngày xưa, đô thị là các
vùng nằm trong các thành trì, chỉ có các dinh thự các nhà quyền quý, các khuôn
viên tôn giáo mới có cây cối; ngay cả quy hoạch đường sá trong các đô thị xưa
cũng đâu có cây cối gì. Còn bên ngoài, đại đa số dân thường làm gì có đất đai dư
dả mà bố trí vườn cây. Do đó, các nhà Phong Thủy Dương Trạch khi nói đến cây cối
là đa số nói đến vùng thôn quê, nơi người dân sống trong môi trường thiên nhiên
cây cối chung quanh. Trong thành thị, các nhà quyền quý bố trí vườn cây trong
dinh thự của họ mang ý nghĩa cố gắng tái tạo sự hoàn thiện của thiên nhiên, đưa
khung cảnh thiên nhiên đến gần với con người, tạo sư hợp nhất của Trời- Đất-
Người.
Ngày nay, trên thế giới người ta
còn khuyến khích “trồng cây gây rừng”, “phủ xanh thành phố” ….. bởi tác dụng
tốt của cây cối đối với con người. Nạn chặt phá rừng tràn lan đã tác động không
nhỏ đến môi trường sinh thái, gây lụt lội nhiều nơi. Không có cây che chắn,
nhiều vùng bị gió cát không thể canh tác hoa màu. Không có cây xanh, các thành
phố bị ô nhiễm trầm trọng bởi khói xe, khói từ các nhà máy thải ra…. Có thể kể
ra rất nhiều…rất nhiều những tác hại của việc thiếu cây xanh trong môi trường
sống của chúng ta.
Còn trong Phong
Thủy, từ hàng ngàn năm trước, người xưa đã biết diệu dụng của cây cối trong việc
hóa giải 1 số điều xấu trong môi trường sinh sống. Chẳng hạn, cân bằng 1 hình
thể khiếm khuyết của ngôi nhà, che chắn tầm nhìn đến các cảnh quan xấu bên
ngoài…vv..
Qua đó ta có thể thấy tầm
quan trọng của cây cối trong Phong Thủy là hợp lý. Theo thuyết của Hoàng Đế
Trạch Kinh, coi cây cối cũng như có lông, có áo mặc. Những chỗ rộng rãi mênh
mông, nếu không có cây ngăn che chận, thì không có gì che thân thể, thì lấy gì
giúp đỡ được. Ở rừng núi gió mạnh, nếu không có cây cối ngăn chận thì không
chống được gió lạnh. Ở chỗ thôn xóm , nếu cây cối tốt thì hưng vượng ,cây cối
tàn tạ thì suy tàn. Nếu không trồng cây cối, như người cởi trần, như chim không
lông, làm sao giữ được ấm lạnh để sống lâu? Người xưa nói: Trước nhà quang đãng
không có gì che chắn, sau nhà cây cối xanh tốt phồn thịnh, bốn mùa rụng lá, ở đó
yên ổn & phúc lộc lâu dài. Lời nói đó không sai! vì cây cối tốt tươi là
thịnh vượng, là nói lên vùng đất đó màu mỡ, mà như vậy thì dễ giúp cho vùng đó
trù phú lên. Đó chính là vùng đất có ĐỊA MẠCH tốt, cách cục đạt giàu
sang.
_ Nếu phía Đông trồng cây đào,cây
dương liễu; phía Nam trồng cây mai,táo; phía Tây trồng cây sơn chi, cây dâu;
phía Bắc trồng cây mận,cây mơ thì rất tốt, rất có lợi.
Nếu trồng hạnh bên Đông, đào bên Tây, táo bên Bắc, mận bên
Nam là trái ngược, là sinh chuyện tà dâm.
Hình sắc
khí của cây cũng cảm ứng rất quan hệ đến họa phúc. Vì vậy, cây trồng phải cẩn
thận. Khi thấy cây ở khu vực nào héo úa, vàng lá tức là vùng Khí ở đó có vấn đề,
chúng ta phải tìm xem có gì khác lạ từ môi trường bên ngoài tác động không? hay
vùng Khí nơi đó Âm Dương không hài hòa, ta phải cân bắng nó
lại….
_ Cây cối có vẻ bao bọc lấy nhà
thì thanh nhàn hưởng phúc.
Bụi trúc
quanh co, trong nhà giàu có.
Một dãy
cây sum suê trước cửa (nhưng không che ánh sáng) sẽ tốt cho con
cháu.
Cây trước nhà có nhiều tàng ngang
bằng như cái lọng thì người trong nhà sớm đỗ đạt.
Cây mọc bên hông nhưng thế ôm lấy nhà, giàu có lâu
dài.
Cây bên tả uốn khúc ôm lấy nhà,
giàu có công danh.
Nhiều cây sau nhà,
giàu có thông minh.
Cây 4 bên nhà bằng
nhau, có nhiều ruộng mọi nơi.
Cây xanh
tàn rộng, con trưởng giàu có.
_ Cây
trồng theo các hướng sau đây sẽ được phúc lộc lâu dài
Cây dâu ở phương Nhâm-Tý-Quý-Sửu
Cây Tòng Bách ở phương Dần-Giáp-Mẹo-Ất
Cây dương liễu ở phương
Bính-Ngọ-Đinh-Mùi
Cây thạch lựu ở
phương Thân-Canh-Dậu-Tân
Rừng lớn ở
phương Thìn-Tốn-Tị
Rừng trung bình ở
phương Tuất-Càn-Hợi
Hoặc cây liễu ở
phương Đông, táo ở phương Nam, cây dâu ở phương Tây Nam
_ Trước cửa có cây Đào, Lý thì ham mê tửu
sắc!
_ Đối diện với cửa có cây Dương
liễu rũ như xỏa tóc treo đầu, trong nhà có người thắt cổ.
_ Trước cửa có cây hình dung cổ quái, nếu nhỏ thì trong nhà
có người tự tử ở sông, giếng; nếu lớn thì bị bệnh tỳ khí không thông, thanh danh
bại hoại.
_ Trước cửa chỉ có 1 cây trơ
trọi, trong nhà toàn góa bụa, ít con cháu.
_ Cành cây đâm xéo vào cửa, sẽ có tang
tóc.
_ Gốc cây bị thủng rễ trước cửa,
bị điếc, mê muội.
_ Cây trước cửa gù
cong như lưng lạc đà, đinh tài đều kém.
_ Cây khô trước cửa, hỏa tai; chồng chết; mất của, chết
đường.
_ Cây khô trên nóc sẽ có quả
phụ.
_ Trước cửa có cây cành dây leo
rối rít, bị thắt cổ treo lên hoặc lật thuyền.
_ Trước cửa có cây mọc rũ xuống nước, trong nhà có người
chết đuối.
_ Cạnh bên phải nhà có cây
hoa màu đỏ, thất bại vì nhan sắc.
_
Trong vườn nếu trồng thông chỉ trồng thông nhỏ, nếu là thông lớn làm ăn không
khá.
_ Hai cây áp sát 2 bên nhà, sẽ bị
tang anh em.
_ Bên phải nhà có cây, có
hoa màu trắng, con cháu lêu bêu.
_ TUYỆT
ĐỐI TRÁNH TRỒNG CÂY Ở GÓC TÂY NAM NHÀ, cái này là NCD tôi chân thành khuyên các
anh chị, các bạn đấy! Bởi góc Tây Nam nhà là thuộc cung Tình Duyên_Hôn Nhân,
thuộc Thổ; nếu trồng cây tại đây, cây thuộc MỘC, mà MỘC khắc THỔ, sẽ bất lợi cho
Hạnh phúc vợ chồng.
Hãy cẩn thận! Cẩn
thận!
AO, HỒ, SÔNG, NƯỚC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ
Một ngôi
nhà tọa lạc gần với quang cảnh sông nước, đa phần là tốt. Một cách lý tưởng thì
ngôi nhà nên hướng về ao hồ, sông suối, biển cả để thu hút những nguồn lợi từ
nó.
Người Trung Quốc xưa có câu: Nước
có thể nâng thuyền lên, nhưng cũng có thể nhận chìm thuyền!
Cũng như trong Ngũ Hành, Thủy sinh Mộc, nhưng Thủy đa thì
Mộc úng vậy.
Một dòng sông bên bồi thì
đem đến phù sa, nuôi dưỡng mùa màng; bên lỡ thì sạt lỡ đê điều, nặng hơn nữa thì
cuốn trôi mùa màng, sập đổ nhà cửa. Và đây là điều đầu tiên mà NCD tôi muốn nói
đến, đó là câu nói cửa miệng của ông bà ta ở vùng sông nước_ mà rất hợp với
thuyết Phong Thủy:
_ ” Đất bồi nên ở,
đất lỡ nên đi “: Vâng. Như ở trên đã nói về hai bờ sông bên lỡ , bên bồi. Tất
nhiên ta phải chọn bên bồi đem lại lợi ích cho mình rồi.
Một con sông uốn khúc là điều tốt nhất, vì nó sẽ làm mở rộng
đất đai, mang lại vượng khí cho vùng đất đó. Một con sông thẳng hoặc khúc khuỷu
quanh co hiểm trở, khí của nó sẽ tuôn chảy rất nhanh, kéo theo cả dòng khí nơi
nó đi qua; khi Khí đã cạn kiệt thì đất đó là đất chết rồi, làm sao sinh vượng
được? Do đó, chúng ta cần là cần 1 dòng sông hiền hòa, uốn lượn hữu tình mới là
tốt. Ngoài ra, còn phải xét đến phẩm chất của nước nữa. Nó phải sống động- sạch-
luân chuyển mới là dấu hiệu của dòng khí tinh khiết và mạnh khoẻ; một dòng nước
tù hãm, đầy bùn, hôi thối sẽ chỉ cho nguồn khí ô nhiễm, Tà Khí, Trọc Khí gây hại
cho sức khoẻ & Tài vận của những người sinh sống ở đó
thôi.
Nói đến Thủy , ta có thể chia làm
6 loại :
_ Triều
thủy
_ Hoàn thủy
_ Hoành thủy
là 3
loại thủy tốt.
_ Tà
thủy
_ Phản chi
thủy
_ Trực khứ
thủy
là 3 loại thủy nguy hại, cần nên
tránh.
Đó là phân loại Thủy theo hình
dáng & dòng chảy cùa nó. Còn nếu theo phương hướng thì có
;
_ Trường Sinh
thủy
_ Lâm Quan
thủy
_ Đế Vượng
thủy
là 3 loại thủy
tốt.
_ Hình-Xung-Phá-Hại là 4 loại thủy
xấu cần tránh.
Trên đây, NCD tôi chỉ
muốn lược sơ qua về các loại thủy căn bản, chứ không đào sâu về nó ở đây, bởi
nếu đào sâu hơn thì nó đã thuộc về chuyên môn (tôi sẽ nói sau), đòi hỏi các anh
chị, các bạn phải biết cách Tiêu sa, Nạp thủy đúng cách mới được. Nên hôm nay ,
NCD chỉ bàn đến hình thể các con sông, các ao hồ và vị trí của chúng so với nhà
thôi.
Trước tiên, nói về khoảng cách
thì:
_ Khoảng cách lý tưởng nhất là: Từ
nhà đến dòng sông phải có 1 khoàng cách gấp đôi chiều cao của
nhà.
_ Một dòng nước chảy quanh co 9
khúc chầu vào nhà thì thành đạt sớm.
Dòng sông uốn lượn hữu tình, và nhà nằm trong 1 khúc quanh
của dòng sông, như vậy được nó bao bọc rất tốt.
Ở các phương ẤT-TÂN-ĐINH-QUÝ có nước đạp chầu vào trước cửa
thì sẽ phát hoạnh tài.
Ở miền núi, nhà
đối diện thác nước sẽ mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.
Khi 1 dòng sông như hình vòng cung ôm lấy nhà, bao bọc nhà,
thì người ở trong nhà sẽ được sung túc. Đặc biệt là nếu ngôi nhà trở hướng về
dòng sông.
_ Nếu dòng sông cũng là vòng
cung, nhưng trở ngược lại ( giống hình phản cung sát trên đường vậy ) gọi là
Phản Phi Thủy, những người cư ngụ ở đó có thể thấy lợi lộc, nhưng không bao giờ
có thể thu đạt được.
_ Một dòng sông
chảy qua trước cửa nhà là điều tốt, nhưng nếu nó chảy tuột đi chỗ khác, những
người cư ngụ ở đó sẽ càm thấy mất mát tài chính.
_ Nhà nằm trong 1 vùng Vịnh là rất tốt, tiền bạc sẽ chảy vào
đó, nhưng nên cất nhà thụt ra sau 1 tý, nếu không tiền bạc sẽ khó
giữ.
_ Trước cửa có thủy hình chữ Bát (
chữ Hán ) chia chảy ra hai nơi, thì con cháu sẽ ngỗ nghịch, nghèo
đói.
_ Trước mặt nhà, hình thể sông
chia nhánh loạn xạ, làm cho dòng chảy tứ tán nhiều hướng, là dạng bất ổn. Nó sẽ
làm cho tài chính của những người cư ngụ trong nhà không đều đặn, việc làm ăn
lúc thành lúc bại.
_ Thủy 2 bên tả hữu
chảy xiết;
Nếu giao nhau: tán
tài.
Nếu chảy đi luôn: gia nghiệp sẽ
lụn bại.
_ Thủy đâm vào trước cửa: con
cái chết non.
Những địa
hình trên đa phần là ở các vùng đồng bằng sông ngòi, kênh rạch nhiều mới có. Thế
còn ở vùng ven đô, ngoại ô, hay nội thành thì sao? Ở đấy cũng có khi có sông
ngòi, nhưng thường nhất là ao hồ. Trước hết, về phương hướng, hãy xác định Hành
của Hướng nhà là gì? Vị trí ao hồ thuộc Hành gì? Xem có tương khắc không
đã?
Thí dụ : Nhà thuộc phương Đoài Kim,
có hồ ao ở phương Ly Hỏa khắc sẽ bị bệnh về phổi, mũi; ngược lại, nhà ở phương
Hỏa, ao hồ ở phương Kim thì bị bệnh tim, mắt…..
Sau đây là 1 số hình thể, vị trí ao hồ
:
_ Nhà lớn mà ao hồ nhỏ: Trai cô độc,
con gái chết non.
Nhà nhỏ mà ao hồ lớn:
Tiền tài ly tán.
_ Ao hồ lớn sau nhà:
Con trẻ thương vong.
Ao hồ nhỏ sau nhà:
Nhà nhiều con dâu góa chồng, trong nhà luôn uống thuốc
thang.
_ Ao hồ trước sau áp sát nhà:
Uổng tử, trùng tang.
_ Ao bên phải có,
bên trái không có: Nhà sẽ có quả phụ.
_
Sau nhà trước không có, nay khai ao rãnh: Bị thưa kiện, trộm
cướp.
_ Trước nhà có ao, sau nhà có
đường thẳng đâm vào: Chết non , nhà nhiều quả phụ.
Sau nhà có ao, trước nhà có đường thẳng đâm vào: Gia trưởng
chết non.
_ Ao ở bên trái, lại có đường
thẳng như tên bắn vào nhà: Con cháu bị người giết.
_ Ao ở bên trái thẳng và dài: Phải bỏ làng trốn đi xứ
khác.
_ Ao ở trước nhà thẳng và dài:
Chết non xứ khác.
_ Ao hình như cánh
quạt: trai gái hoang đàng, trụy lạc.
_
Ao hình tam giác: hay cãi lộn.
nếu sinh
thêm cái đầu thì như xác chết; sẽ có kẻ gian đến đó chết, vì vậy mang
họa.
_ Ao trước nhà hình hồ lô( thắt
ngang ): Đời trước thịnh vượng, đời sau cô độc.
_ Ngòi nước bên phải có 1 đầu cuốn như lưỡi câu: Bị bệnh
đờm, bị trộm cướp.
_ Ao bị khuyết hướng
ra ngoài: Cô quả, và bị bệnh đau mắt.
_
Ao trước nhà một đầu rộng, một đầu hẹp; đầu nhỏ chỉ ở đâu, không nên làm nhà ở
đó.
_ Kênh rạch, mương rãnh một đầu
nông, một đầu sâu: Nông thì trụy thai. Sâu thì tụ tài.
_ Giửa ao làm thêm một ngọn giả sơn như núi nhỏ: Nhân mệnh
không vững, bị thưa kiện.
_ Ao trên lớn
hơn ao dưới: Con cháu chết non.
_ Nhà
nhỏ mà trước có 2 ao: Có con nuôi, 2 vợ và thân cư thê ( là ở rễ
)
_ Nhà lớn có 2 ao đằng trước như chữ
LỮ (chữ Hán ): Phúc không trọn vẹn.
_
ĐẠI KỴ nhà có 2 ao ở 2 bên trước cửa: Trong PT gọi đây là kiểu ao chữ KHỐC, sẽ
sinh chuyện tang thương, hay còn gọi đây là Giọt nước mắt. Ở vị trí này cũng
không đặt 2 bể nước, 2 lu nước, 2 bồn cá….nói chung là 2 biểu tượng nước ở 2
bên cửa. Nó báo hiệu sự thất bại, sự phản bội, các biến cố mang lại rủi
ro.
_ Ao trước nhà hình bầu dục, hình
bán nguyệt với phần cong hướng vào như ôm trọn ngôi nhà là rất tốt. Nhưng tốt
nhất là hình quả thận, với đường cong ôm vào.
Cũng là ao hình quả thận, nhưng đường cong hướng ra ngoài
thì người cư ngụ sẽ có tiền, nhưng cũng thường mất nó_ tiền bạc sẽ vuột khỏi tầm
tay.
_ Một cái ao hình chữ nhật với 1
góc cạnh chĩa vào nhà: Những người cư ngụ sẽ bị bệnh hoặc mất mát tiền
bạc.
_ kích thước và vị trí của ao hồ
phải cân bằng với nhà. Nên để nó gần nhà để những người cư ngụ ở đó có thể thu
được thuận lợi từ Khí của nước. Nhưng nếu nó quá gần, thì luồng Dương Khí mạnh
mẽ của nó có thể gây ra bất hạnh cho người cư ngụ ở đó, họ sẽ dễ mắc bệnh về da,
phổi và khó thành công trong sự nghiệp. Ta phải cân bằng nó với những giải pháp
Phong Thủy.
_ TUYỆT ĐỐI KHÔNG NÊN để ao
hồ, chậu cá, lu nước hay bất cứ biểu tượng nào về hành Thủy ở bên tay phải nhà,
từ trong nhìn ra. Vì nếu để vị trí này có nước thì người đàn ông trong nhà sẽ
trở nên thích trăng hoa, không chung thủy, và chuyện lập ” phòng nhì ” chỉ là
sớm muộn thôi. Cẩn thận!!!
_ TUYỆT ĐỐI
TRÁNH NHÀ CÓ AO, HỒ, NƯỚC Ở PHƯƠNG ĐOÀI.
Đây là 1 Đại Kỵ trong Phong Thủy, Đoài Vi Thiếu Nữ, nếu ở
phương này có nước sẽ khiến cho
con gái
nhỏ trong nhà dâm loạn , nếu nhẹ lắm thì cô thiếu nữ ấy cũng chơi bời, đàn đúm
hư hỏng. Xin cẩn thận!!!
MỘT SỐ
CÂU THIỆU LUẬN ĐOÁN CÁT HUNG
_ Trạch
tạo TỨ tự tượng, phát tú thực thiên lộc: Làm nhà hình chữ TỨ, phát nhiều tài
lộc.
_ Ốc tạo tự KIM hình, phú quý nhân
đinh hanh: Làm nhà hình chữ Kim, giàu của nhưng hiếm con.
_ Ốc tạo BÁT tự dạng, cô bần đa ôn giáng: Làm nhà hình chữ
Bát, nghèo hèn, cô hàn, bệnh tật.
_ Ốc
tạo HOẢ tự hình, đàm hỏa cưu bế kinh: Làm nhà hình chữ HOẢ, thì bệnh đờm suyễn
bế tắc khí.
_ Ốc thành Phiến diện hình,
đàm lao tất linh đinh: Làm nhà hình như cái quạt, sẽ mắc bệnh lao & phiêu
bạt xứ người.
_ NHÂN tự chủ đơn truyền,
hoàng xấu thủ cầu quyền: Làm nhà hình chữ NHÂN, chỉ có 1 con, bệnh vàng bủng, ốm
yếu, tay chân thường co quắp.
_ Ốc tác
MỘC tinh trường, khắc thê chủ thiếu vong: Làm nhà như hình MỘc dài, khắc vợ,
chết non.
_ Ốc tạo KIM tinh thấp, cô
bần nhơn lạp thạp: Làm nhà hình KIM thấp, cô quả và đau
mắt.
_ Ốc tác THỔ tinh phương, phú quý
danh hiển dương: Làm nhà hình THỔ vuông vức , giàu sang nổi
tiếng.
_ THỦY tinh ốc bất tề, ngỗ
nghịch vô lập chùy: Làm nhà hình THỦY, là cái cao cái thấp, cái ra cái vào…
thì con cháu ngỗ nghịch, nghèo hèn.
_
HỎA tinh tam giác hình, khẩu thiệt nhơn sinh dinh: Làm nhà hình HỎA tam giác, bị
nhọt ở miệng lưỡi, đau mắt.
_ Ốc tác
Bắc Đẩu tinh, hoành tài vượng nhân đinh: Làm nhà như hình sao Bắc Đẩu, sẽ phát
hoạnh tài, người thêm đông đúc.
_ Ốc
hợp THÁI DƯƠNG tinh, quan chức mãn triều đình: Hình nhà hợp với hình sao THÁI
DƯƠNG, nhà có nhiều người làm quan to.
_ Ốc đại bất tàng phong, tài tán nhân đinh không: Nhà quá
lớn sẽ không kín gió, của cải tiêu tán, người thưa dần.
_ Ngũ bộ lưỡng trùng ốc, phú quý đa phúc lộc: Cách khoảng 5
bước có 2 lần nhà, giàu sang phú quý.
_
Ốc đại lương trụ tiểu, thể nhược bất kinh lão: Nhà lớn mà đòn dông và cột quá
nhỏ, người nhà ốm yếu không thọ
_ Ốc
tiểu lương trụ đại, ủng thủng nan trường thọ: Nhà nhỏ mà đòn dông và cột quá
lớn, người mắc bệnh ung bủng khó sống lâu được.
_ Lương tiểu trụ thô đại, nô khi chủ mẫu bại: Đòn dông nhỏ
mà cột nhà to, nô bộc khinh chủ, nghèo hèn.
_ Lương đại trụ tế tiểu, thường bị nhơn áp đảo: Đòn dông
lớn, cột lại nhỏ quá, thường bị người hà hiếp.
_ Điệp đông vô hoành sương, khởi diệt đa ôn hoàng: Nhà có
nhiều cột mà không có mái che ngang, sinh bệnh ôn hoàng, đứng lên té ngã
xuống.
_ Ốc nội nhất ban bình, phú quý
hữu thanh danh: Nhà mà nền đất bằng phẳng, giàu sang nổi tiếng khắp gần
xa.
_ Tiền cao hậu ốc đê, tổn tử hậu
khắc thê: Nhà mà trước cao sau thấp, chết con, hại vợ.
_ Hậu cao tiền ốc đê, lão thiếu đa hôn mê: Nhà mà đằng sau
cao, trước thấp, cả nhà già trẻ đều u mê tăm tối.
_ Trung cao tiền hậu đê, phu thê mi bất tề: Nhà ở giửa cao,
trước sau thấp, vợ chồng không hòa thuận.
_ Trung cao tả hữu đê, khẩu thiệt các Đông Tây: Nhà ở giửa
cao, 2 bên thấp, trong nhà thường cãi cọ, chồng ngoảnh Đông, vợ ngoảnh
Tây.
_ Tiên phòng hậu hiên sảnh, tài
hao như phù bình: Nhà ở đằng trước, công sở ở sau, tiền của như bèo trôi, mau
hao tán.
_ Chính đường nội thâm áo,
quang lượng vô hư háo: Mái nhà chính mà trong lòng nhà sáng sủa, rộng rãi thì
được thịnh vượng, không bị hao tán.
_
Hậu địa khoát quá đầu, tàng lộc tàng kim tiền: Đất ở đằng sau nhà rộng hơn đầu
nhà thì giàu có.
_ Chính đường ám kiện
trang, quái bệnh tại lý tàng: Mái nhà chính mà đinh đóng ngâm vào cột kèo sẽ
sinh quái bệnh ẩn chứa bên trong người.
_ Tiên lâu hậu thị sảnh, tổn phu quả nhơn đinh: Đằng trước
là nhà lầu, sau là nhà chính, chồng chết, vợ ở góa, không con
trai.
_ Tòng ốc cao quá chính, thoái
bại tô cấp nhơn: Nhà phụ cao hơn nhà chính, thoái bại, của để cho người khác
ăn.
_ Hạ tý hữu hoành ốc, đa tử vượng
lục súc: Bên dưới (cánh tay) có nhà ngang, nhiều con, gia súc
vượng.
_ Hạ bích tiếp tiểu ốc, mãi điền
tích trân cốc: Ở vách dưới có thêm cái nhà nhỏ tiếp liền, có nhiều ruộng vườn,
thóc lúa ăn không hết.
_ Viên ốc kiên
hữu khanh, cô bần thiếu nhơn đinh: Nhà ở xa nhìn thấy như hầm hố chôn người, bị
cô quả, ít nam nhân.
_ Ốc thiêm quảng
khoát cát, bức trách nhơn đa tật: Mái hiên rộng rãi là tốt, chật chội thì chớ
hỏi sao người nhà hay bệnh tật.
_ Đồng
chiết tà thu xanh, sao náo gia nghiệp khuynh: Cột nhà bị gãy, lấy cây cột chống
xiên xẹo, tai tiếng đồn đại, gia nghiệp nghiêng đổ.
_ Trạch nội tiểu mộc kiều, sản nạn tổng nan đào: Trong phòng
nhà có cây nhỏ mọc cao, tai nạn sinh đẻ khó tránh.
_ Đường tiền xuất giai thiêm, thê đa sản anh hiền: Đằng
trước nhà có bậc thềm thè ra, nhà sinh ra nhiều người hiền
tài.
_ Hậu thiêm ngư vỹ thi, ôn bệnh
tổn tiểu nhi: Mái tranh đằng sau nhà chìa ra như đuôi cá, bệnh ôn dịch, con nhỏ
nguy nan.
_ Bích phương bất tương tiếp,
tật bệnh biệt thê thiếp: Nhà mà cột vách không liền lạc, bệnh tật, có thể vong
mạng.
_ Kê thế nhược triều đường, sang
bệnh tật nan đương: Chỗ gà đậu hướng vào nhà chính, thì sinh ra nhiều bệnh
tật.
_ Phương trụ trùng trú không, nha
thống, xuất nhĩ tủng: Cột vách bị mối mọt rỗng không, thường bị đau răng, điếc
tai.
_ Đường nội địa băng phá, tài hao
đa tạp bác: Trong nhà đất vỡ lỡ thì sinh nhiều chuyện phức tạp, hao
tổn.
_ Phá ốc tại môn tiền, khẩu thiệt
quân sự liên: Trước nhà có cái nhà đổ nát, sinh ra tai tiếng, kiện cáo
mãi.
_ Ốc hàn hiệu thiên lao, tiêu sách
tợ thiêu mao: Nhà ở mà lạnh lẽo thì giống nhà giam, thoái bại nhanh như bông
cháy vậy.
_ Ám câu xuyên phòng ốc, sinh
trĩ sang kiếp núc: Có mạch nước ngầm xuyên trong lòng nhà, hay sinh ra bệnh trĩ,
phong sang, đổ máu mũi.
_ Ốc thượng
tháp tiểu ốc, tiểu khẩu mạng nan dục: trên nóc nhà lại làm thêm cái nhà nhỏ nữa,
trẻ con khó giữ mạng (tiểu khẩu còn có thể là….con của vợ
nhỏ).
_ Ốc trú toát cơ khẩu, mại tận
điền địa tẩu: Nhà như miệng sọt dúm lại, bán hết ruộng vườn, bỏ làng trốn
đi.
_ Đường tiền ốc quá cao, cô bần
nhật dạ kháo: Đằng trước nhà có cái nóc nhà cao quá, cô quả, kêu khóc đêm
ngày.
_ Giáp ốc đê chiết yêu, hoành họa
phạm hỏa thiêu: Có 1 cái nhà ở gần cạnh bên, thấp mà gãy lưng, tai họa bất ngờ
và hỏa tai.
_ Ốc như khúc xích dạng,
gia trung đa thê lương: Nhà hình như cái thước gấp, gặp nhiều cảnh đau buồn thảm
thương.
_ Nhược trú hàn kiên ốc, bần
cùng tai họa tốc: Nhà ở mà 2 vai lạnh rét là nghèo khổ, tai họa đến rất
mau.
_ Ốc tích hung đường yêu, bôn ba
phòng đạo tặc: Đòn dông nhà khác đâm vào lưng
nhà mình, ra ngoài phòng giặc cướp.
_ Chu chính đường hướng tà, hung bại nhân kinh kha: Tường
chu vi ngay mà hướng nhà thiên lệch rất hung, người nhà hay gặp sự quái
lạ.
_ Ốc tự loạn tuyết cao, thoái hậu
bất phú hào: Kiểu nhà rối rít như cái bánh kem, thì suy tàn không thể giàu mạnh
được.
_ Đường tiền giá trực ốc, đinh
tang bệnh tổn mục: Trước nhà có cái nhà khác gác thẳng vào nhà mình, hay sinh
bệnh, tang chế, đau mắt.
_ Trạch nội
hành đạo tà, niên cửu loạn như ma: Lối đi trong nhà xiên xẹo, thì ở lâu sẽ sinh
ra đủ chuyện rối rắm.
_ Kiên tào đảo xạ
đường, bộc mưu chủ nhân vong: Cột máng đổ như tên bắn chĩa vào nhà, nô bộc giết
chủ.
_ Bích cước đa băng phá, tài tán
thụ tai ma: Tường vách dưới chân vỡ lỡ, tiền của hao tán, tai
ương.
_ Tạo tác giao lỗ ốc, hung bại
thương cốt nhục: Sửa chữa mà lay động cả kèo cột , là làm thương tổn đến cả
người cùng chung cốt nhục.
_ Chiết cựu
bích cải chúc , phương bảo vô sai diệt: Tường cũ gãy đổ, khi xây sửa lại nên giử
đúng chân móng trước (nếu không thì làm lớn hơn chứ không nhỏ đi).
_ Trạch hình tả đoản hữu biên
trường.
Quân tử cư chi đại cát
tường
Gia nội tiền tài phong thịnh
phú
Chỉ nhân thứ hậu thiểu nhi
lang.
Ngoại hình bên ngoài nhà mà bên
trái ngắn , bên phải dài thì giàu tiền của mà ít con.
_ Thử thị
nhân gian đại cát cư
Sửu Dần vô khuyết
tụ tiền tư
Gia hào phú quý trường bảo
thủ
Tử đệ vinh hoa đắc dật
cư.
Nhà mà bên ngoài nhà không bị
khuyết phương Sửu Dần thì có thể tụ tài, đỗ đạt.
_ Trung
ương cao đại hiệu hoàn khâu
Tu trạch an
phần tại thượng đầu
Nhân khẩu bình an
đa phú quý
Phục quan thực lộc nhậm ưu
du
Ở giửa cái gò tròn cao mà dựng nhà ở
thì người bình an, nhà thịnh vượng.
_ Khảm Ly
lưỡng biên đạo lộ hoành
Định chủ tiên
cát hậu hung sinh
Nhân khẩu tư tài sơ
nhất thắng
Thập niên chi hậu bất an
ninh.
Trước mặt và sau nhà đều có đường
lộ thì trước tốt sau xấu, ban đầu nhân khẩu, tiền tài vượng, nhưng sau 10 năm
thì bắt đầu suy bại.
_ Trú
trạch tu tại nhai thủy đầu
Chủ định kỳ
địa bất kham tu
Ngưu dương tận tử nhân
đào khứ
Tạo trạch, tu cung kiến họa
thu
làm nhà ở đầu nguồn nước thì không
nên, lục súc khó nuôi, người cũng mắc nạn bỏ làng trốn đi.
_ Tiền
hiệp hậu khoan cư chi ổn
Phú quý bình
an vượng tử tôn
Tư tài quảng hữu nhân
khẩu cát
Kim châu tài bảo mãn gia
môn.
Làm nhà trên mảnh đất trước hẹp
sau rộng là tốt lành, tiền tài, nhân khẩu đều vượng cả, giàu sang phú
quý.
_ Tiền khoan hậu hiệp tự quan hình
Trú trạch tư thời bất an ninh
Phá tận tư tài nhân khẩu tử
Bi đề thấn ngấm hữu thán thanh.
Làm nhà trên mảnh đất trước rộng sau hẹp là hung tướng, phá
bại gia sản, người chết, tiếng khóc than mãi không dứt.
_ Tây Nam
Khôn địa hữu khâu phần
Thử trạch cư chi
tiệm tiệm vinh
Nhược thị an trang tịnh
tạo ốc
Nhi tôn bối bối chủ hưng
long.
Ở phía Tây Nam có 1 gò đất cao,
nếu ở đó thì sẽ tấn phát, con cháu đời đời hưng vượng.
_ Trú
trạch mão đại hữu khâu phần
Hậu lai cư
chi định diệt môn
Ngu sư bất biện cát
hung lý
Niên cửu phần tiền khuyết tử
tôn.
Bên trái nhà ở có mồ mả hoặc gò
đất cao, là đất hung, làm nhà nơi đó là tượng diệt môn. Thầy địa lý mà không
tường tận, phán bảo sai lầm, thì ở nơi đó không lâu sẽ tổn con
cháu.
_ Đông cao Tây hạ hướng Bắc dương
chính hảo tu công hưng cải trang
Hậu đại tư tài Thạch Sùng phú
Mãn trạch gia tích lục súc cường.
Nhưng nếu bên trái cao, mà bên phải thấp, sau lưng nhà lại
là núi cao, thì ở đó giàu có như Thạch Sùng, vàng bạc đầy
nhà.
_ Thử trạch quan linh thủ giá cường
Khước nhân Thìn Tị hữu trì đường
Nhi tôn vượng tướng nghi tư thịnh
Giữ tiếu bại trường hữu quan phòng.
Ở trước nhà bên tay trái (từ trong nhìn ra) mà có ao thì ở
đó trước tốt sau xấu, ban đầu con cháu hưng thịnh, về lâu thoái bại, e có việc
quan sự xảy đến.
_ Trú
phòng chính Bắc hữu khâu phần
Minh sư
an trang định hữu danh
Quân tử cư chi
quan xuất lộc
Thứ nhân cư thị gia đạo
vinh.
Nhà ở mà phía sau có gò mã, gò
đất cao thì tốt, người quân tử thì được làm quan, người thường cũng đặng giàu
sang.
_ Tiền hậu hữu khâu bất hỷ hoan
An trang tu tạo sổ dư niên
thử trạch thường chiếu hung dữ cát
Đắc thời phú quý thất thời hiềm.
Nhà ở mà trước sau đều có gò mã, lúc tốt lúc xấu, gặp vận
tốt thì giàu sang, năm gặp vận rủi thì chiêu tai rước họa, nên tránh là tốt
hơn.
_ Cư trú Càn địa hữu khâu lăng
Tu trạch an trang tiệm tiệm hưng
Nữ nhân nhập cung vi phi hậu
Nhi tôn dĩ hậu tác công khanh.
Ở phía đằng sau bên phải nhà ở có gò, lăng, mộ là tốt cực
kỳ. Sản sinh bậc phi, hậu, con cháu đều phát công danh.(Tuy nói vậy, nhưng còn
kết hợp nhiều yếu tố nữa mới được)
Nói
chung, những câu thiệu, những câu luận đoán như vậy rất nhiều, nhiều lắm. Nhưng
thôi, NCD tôi chỉ giới thiệu sơ nét qua để các anh chị, các bạn tham khảo thôi,
giờ xin quay trở lại với các đề mục Phong Thuỷ Dương Trạch
khác.
Sau khi xét qua vòng ngoài của
nhà, giờ chúng ta bước vào chi tiết bên trong nội thất của nhà, từ phòng khách,
phòng ngủ, nhà Bếp nhà vệ sinh, giếng nước, cửa, kích thước theo thước Lỗ Ban,
đến cấu trúc lồi, khuyết của 1 căn nhà.
PHÒNG
KHÁCH
Nói đến Phong Thuỷ, điều đầu tiên mà người ta cần khảo sát
có lẽ phải là Cảnh quan môi trường xung quanh nhà và khu đất, kế đến là định Sơn
Hướng thuận hợp với gia chủ. Còn về bố trí trong nội thất thì bước vào nhà đầu
tiên là phòng khách mới đến các phòng khác. Cho nên NCD tôi sẽ trình bày phần
này trước, vì nó cũng ví như bộ mặt của gia chủ vậy; khách bước vào nhà thì ấn
tượng của họ quan trọng nên NCD mới nói sau, bởi phòng khách khác các phòng Bếp,
phòng ngủ, phòng tắm…ở chỗ nó còn kèm theo vài yếu tố khác nữa. Tỷ như bố trí
ghế salon, màu sắc tường, tranh treo trang trí, rồi bàn trà, thảm
trải,…..vv… Chính vì nó nhiều yếu tố đi kèm nên thấy đơn giản mà rắc rối,
thấy dễ mà khó, cần phải thật tinh tế mới được.
A/.Màu
sắc của Phòng khách:
Muốn chọn
màu sắc thích hợp với Phong Thuỷ, đem lại điều tốt cho gia đình, trước hết là
phải biết phương hướng của Phòng khách, sau đó chọn màu sắc theo Ngũ Hành.
Có một điều mà nhiều người hay bị lầm
khi xác định vị trí Phòng khách, đó là xem hướng nhà là hướng của Phòng Khách.
Thật ra hướng của Phòng Khách chính là hướng của…..Cửa sổ Phòng Khách. Cửa sổ
mở về hướng Đông thì Phòng Khách thuộc về hướng Đông, cửa sổ mở về hướng Tây thì
Phòng Khách thuộc về hướng Tây…..vv….
_ Phòng Khách hướng Đông: Để chọn màu sắc thích hợp cho
Phòng Khách hướng Đông, Phong Thuỷ Học lập luận như sau: Phương Đông Chấn thuộc
Mộc, khí Mộc rất vượng. Theo Dịch Lý thì Mộc khắc Thổ sẽ sinh tài lộc (vì Thổ là
hào Thê Tài của Mộc). Do đó, chọn màu vàng hoặc màu cafe sữa làm màu chủ cho
Phòng Khách.
_ Phòng Khách hướng Nam:
Phương Nam thuộc Hỏa, khí của Hỏa rất vượng. Hỏa khắc Kim sẽ sinh Tài Lộc. Đại
biểu cho Kim là màu Trắng, màu tro nhạt.
_ Phòng Khách hướng Tây: Phương Tây thuộc Kim, khí của Kim
rất vượng. Kim khắc Mộc sinh Tài lộc. Đại biểu cho Mộc là màu xanh, lục . Người
ta chọn màu xanh lục làm màu chủ cho tường Phòng Khách, salon, thảm trải sàn
nhà.
Tương tự như vậy, ta có:
_ Phòng Khách hướng Đông Nam: Màu
vàng, màu cafe sữa.
_………………………. Tây Nam: Màu lam, màu xanh
dương.
_ ………………………
Tây Bắc: Màu lục, xanh lá.
_
……………………… Đông Bắc: Màu lam, màu xanh dương.
_ ……………………… Bắc: Màu
hồng, màu tím, màu đỏ, màu hồng phấn.
B/.
Phương vị thích hợp bố trí salon:
Ghế ngồi
ở Phòng khách, người Việt Nam ta quen gọi theo tiếng Pháp là Salon.
Thông thường chủ nhà muốn chọn màu
sắc, kiểu dáng và bố trí như thế nào tùy theo thị hiếu & sở thích của mình.
Nhưng theo Phong Thuỷ Học, ghế salon ngoài việc là chỗ tiếp khách, còn là chỗ
mọi người trong gia đình ngồi quây quần trò chuyện hoặc nghĩ ngơi…. là nơi
trung tâm sinh hoạt của gia đình. Do đó, phải đặc biệt lưu ý: khi mua sắm nên
chọn lựa màu sắc thích hợp với hướng của Phòng khách, như đã nói ở trên. Ngoài
ra, phải bố trí ghế salon ở những nơi thích hợp thì mới tốt.
1/.Salon phải bố trí ở phương vị tốt:
Do ảnh hưởng của salon như đã nói ở
trên, nên phải bố trí ở phương tốt gọi là Cát phương.
Cát phương là nơi Vượng khí, bảo đảm sức khoẻ và sự thư
thái, cát lợi cho người ngồi. Việc tìm Cát phương rất đơn giản, theo nguyên tắc
xét nhà TỌA ở Đông Tứ Trạch hay Tây Tứ Trạch.
Hễ nhà TỌA ở một trong bốn hướng Đông_ Nam_ Bắc_ Đông Nam là
nhà Đông Tứ Trạch. Nhà mà TỌA ở một trong bốn hướng Đông Bắc_ Tây nam_ Tây Bắc_
Tây là nhà thuộc Tây Tứ Trạch.
Hay nói
cách đơn giản hơn, như các phần trước đã đề cập, xét nhà TỌA ở hướng Quái số nào
thì chọn hướng hợp với Quái số đó mà đặt salon vậy. Tuy nói vậy, nhưng nhà TỌA
khác nhau, tất vị trí đặt salon cũng phải khác. Theo Phong Thuỷ, thì hướng tốt
nhất của ghế salon là hướng Sanh Khí, kế đến là Thiên Y, tuy nhiên, khi Phòng
khách ở vị trí mà hai hướng này không thể đặt ghế salon thì hai hướng còn lại
cũng tốt thôi.
***LƯU Ý: TỌA, xin nhắc
lại là nơi mà căn nhà tọa lạc, nó trái với HƯỚNG là mặt tiền. Nói cho dễ hiểu,
TỌA là mặt sau của nhà đấy!
TỌA còn
gọi là TỌA SƠN, là SƠN CHỦ .
Trong
phái Dương Trạch Tam Yếu thì một căn nhà có 3 phần quan trọng nhất: Cửa Cái, Bếp
và Sơn Chủ (hoặc Phòng Chủ_ nếu nhà không phân ngăn nào cả).
Trong phái Lý Khí thì lấy Sơn, Hướng
để xác định sơ đồ Trạch Vận, và luận đoán Phi Tinh.
Nói như vậy để chúng ta thấy TỌA SƠN hay SƠN CHỦ rất quan
trọng. Xin hãy nhớ!
2/.Thế
salon phải tựa vào núi:
Khi bố trí
salon phải tựa vào tường, tượng như dựa vào thế núi. Tâm lý thông thường, như
vậy làm cho người ta cảm thấy yên tâm, cảm thấy vững vàng. Khi con người ta ngồi
ở đó mà thấy tinh thần thoải mái là hợp Phong Thuỷ rồi!
Do yếu tố đó, nên khi bố trí ghế salon rất kỵ quay lưng về
phía Cửa Cái, Cửa Sổ, làm người ta cảm thấy không an toàn. Khi tâm trạng phập
phồng , bất an thường xuyên xảy ra như vậy, sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm trí
những người ngụ ở đó. Vậy là không hợp Phong Thuỷ.
Nếu Phòng khách không thể bố trí salon tựa vào tường, người
ta dùng cái tủ thấp hoặc bình phong để tạo thế núi sau lưng ghế salon.
***LƯU Ý: Không nên để hồ nuôi cá ngay
sau lưng salon để tạo thế núi. Vì hình ảnh nước ở vị trí này là không nên. Như
thế sẽ không còn tác dụng tốt về mặt Phong Thuỷ nữa.
3/.Tranh
treo tường:
Người ta thường treo tranh
trên tường ngay trên phần ghế salon
Nếu bố trí salon ở phương vị thích hợp thì tốt càng thêm
tốt, như Gấm thêu Hoa. Bố trí tranh treo tường nên theo 1 số nguyên tắc sau:
_ Treo theo chiều ngang: Theo Phong
Thuỷ Học, treo tranh nên treo theo chiều ngang, hai đường ngang salon và tranh
tạo thành hai đường song song. Tức là chọn tranh có chiều ngang dài hơn chiều
dọc.
Treo theo chiều dọc là không
thích hợp, vì đường ngang salon và đường dọc bức tranh sẽ cắt nhau.
_ Cách chọn tranh: Việc chọn tranh
treo tường tất nhiên phải có giá trị tiền bạc, giá trị nghệ thuật…. Treo tranh
để làm đẹp Phòng khách nhưng đồng thời nó cũng nói lên được tâm tư, tình cảm,
ước muốn; trình độ văn hóa, thẩm mỹ của người chơi tranh. Một trong những ước
muốn đó là gia đình yên vui, thịnh vượng. Vì thế, chọn tranh dù tranh phương Tây
hoặc phương Đông cũng không nên chọn các chủ đề sau đây:
* Không nên chọn tranh có cảnh đau đớn, giãy giụa; cảnh mưa
gió tơi bời, núi đồi sạt lỡ,hoa rơi lá rụng. Nó gây cho người xem cảm giác sợ
hãi, kinh hoàng .
* Không nên chọn
tranh cảnh Thu tiêu điều hoang sơ như “Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san” (
truyện Kiều ); hoặc cảnh thu lá vàng rơi rụng như trong thơ của nhà thơ LƯU
TRỌNG LƯ “ Lá thu rơi xào xạc. Con nai vàng ngơ ngác. Đạp trên lá vàng khô….”
hoặc cảnh Trăng như “Trăng mờ thổn thức…”. Mùa thu khí liễm kết mờ mịt, mùa
của u uất tâm sự. Kẻ tha phương tráng sĩ đao thước nhớ nhà. Người chinh phụ nhớ
chồng với tiếng chày giặt áo….. Đó là những đề tài rất phổ biến trong Thơ và
Họa, và đã tạo ra không ít tác phẩm bất hũ; những hình ảnh rất lãn mạn, rất hay
ấy…….rất tiếc lại không hề hợp với Phong Thuỷ tý tẹo nào!!! Trong Phong Thuỷ
Học, NCD xin khuyên quý vị đừng nên treo tranh có cảnh Thu.
* Không nên chọn tranh có ánh chiều tà
, bóng xế, nắng chiều vàng vọt . Tạo cảm giác buồn mênh mang, làm cho người ta
không còn sinh lực, tâm ý mà phấn đấu trong cuộc sống.
* Không nên chọn tranh người lữ hành cô độc “…đường thênh
thang chưa biết về đâu
trên vai mang
một gánh ưu sầu…”.
Bức tranh tạo nên
cảm giác cô đơn, lẻ bạn (Càng nguy hiểm hơn nếu treo tranh dạng này trong phòng
ngủ vợ chồng).
* Không nên chọn cảnh
hoang dã tịch liêu, cỏ dại mang mang “….đường trong làng hoa dại với mùi
rơm…”
……..Tóm lại, tranh treo ở
Phòng khách nên chọn những cảnh vật có sinh khí, giàu sức sống, tạo cho con
người cảm giác vui tươi, hưng phấn, yêu đời.
4/.Phòng
khách có xà ngang:
Phòng khách có xà
ngang, nếu để salon dưới xà ngang là không tốt, ảnh hưởng đến tâm lý người ngồi
đó, có cảm giác như bị đè xuống, nặng nề.
5/.Không
bố trí salon đối xung với cửa cái:
Khi
bố trí salon và Cửa Cái theo một đường thẳng, Phong Thuỷ gọi là đối xung. Năm
thì mười họa người ta mới ngồi ở Phòng khách để nhìn ra ngoài cho vui mắt, thông
thường thì ngồi nghỉ ngơi hay suy nghĩ. Bố trí salon đối diện Cửa Cái, tâm trí
bị chi phối bởi ngoại cảnh, sẽ ảnh hưởng đến suy nghĩ hoặc sự nghĩ ngơi.
6/.Hình ảnh cửa khẩu, vòng tay tráng sĩ:
Theo Phong Thuỷ Học, nên bố trí các
ghế salon theo hình cửa khẩu, theo hình vòng tay tráng sĩ, hay 1 cái vịnh lõm
vào, như hình chữ U là tốt nhất. Người ta tưởng tượng Cửa khẩu, vùng Vịnh là nơi
biển lặng, sóng yên, thuyền bè hội tụ, ra vào tấp nập, hàng hóa dồi dào…… Bố
trí salon theo hình cửa khẩu chữ U để khí tốt, tài lộc tụ vào.
Không nên bố trí salon theo hình chữ
L, vì như vậy giống như tráng sĩ có 1 cánh tay vậy, không thu nạp được hết nguồn
sinh khí, không che chở bao bọc hết của cải, cũng như sự hưng thịnh của gia
đình. Vả lại, người chỉ có 1 cánh tay sẽ khó xoay sở, bộc lộ hết khả năng, sức
mạnh của bản thân.
Nếu Cửa Cái nằm một
bên, TỐI KỴ đặt salon ở góc chéo với Cửa. Sinh Khí từ ngoài Cửa tràn vào, gặp
salon sẽ gấp quay ngược trở lại, gọi là hiện tượng NGHỊCH THỦY.
7/.Đèn trần nhà và salon:
Không bố trí salon ngay dưới đèn trần chiếu sáng hoặc đèn
trang trí.
Xét về mặt khoa học, đèn
chiếu ngay đỉnh đầu, lóa mắt, có hại cho mắt. Về mặt tâm lý
thấy có cái gì gấp gáp khó chịu, không
an toàn vì đèn có thể rơi vỡ nguy hiểm . Về Phong Thuỷ, như vậy là không tốt
rồi, bởi Phong Thuỷ là hợp lý mà!
Nếu
không di chuyển được salon, người ta cho đèn ẩn vào trong trần nhà, hoặc thiết
kế thế nào để đèn vẫn chiếu sáng nhưng không chiếu ngay trên salon.
8/.Không để kiếng tráng thủy sau salon:
Có 2 lý do:
_ Một là, khi tiếp khách, khách khứa sẽ nhìn thấy sau gáy
của gia chủ hoặc ngượclại. Thường người ta rất khó chịu khi bị người khác cứ
nhìn chằm chằm vào gáy của mình. Theo Sinh học, ngay sau ót có một vị trí gọi là
Sinh điểm, rất nhạy cảm, có cảm giác lo sợ hốt hoảng khi bị nhìn vào gáy.
_ Hai là, theo Phong Thuỷ Học, kiếng
tráng thủy vừa có công dụng phản chiếu, vừa có công dụng thu hút, nên có tác
dụng ngược lại. Kiếng phản chiếu hình ảnh con người tượng như hồn phách con
người in vào đó, hút vào đó phần nào. Do vậy, kiếng chỉ dùng trang điểm, ngắm
nghía khi cần thiết hoặc để làm công cụ Hóa Sát, không phải lúc nào cũng để hình
bóng mình phản chiếu trong gương.
C/.Bàn trà:
Bàn trà
là bàn để đặt ấm trà, ly tách uống trà; người ta còn gọi là Kỷ trà. Việc đặt bàn
trà theo một số nguyên lý sau:
_ Chủ
khách tương hợp: Theo Phong Thuỷ Học, salon là núi, bàn trà là nước hay là bờ
cát bãi biển. Vì vậy, salon phải cao hơn bàn trà, tạo ra thế Sơn Thủy hữu tình.
Đấy là một trong những cách làm cho chủ khách tương hợp, ăn ý với nhau.
_ Còn một ý tưởng nữa: Salon là chủ,
Bàn trà là khách. Để có 1 quan hệ tốt đẹp, tốt nhất là đôi bên tương kính lẫn
nhau. Hay nói cách khác: Không để khách lấn chủ, cũng không nên bố trí chủ lấn
lướt khách. Đây là một điều rất tế nhị! Nếu chúng ta phải giao tế, tiếp xúc với
một người khách rành về Phong Thuỷ, khi nhận thấy chúng ta bố trí salon &
bàn trà theo thế chủ lấn khách như vậy, dù chúng ta có thân thiện, hòa nhã cách
mấy, có lẽ ông khách ấy cũng thấy gút mắc. Nếu làm ngược lại, chúng ta chịu
thiệt thì áp dụng Phong Thuỷ làm gì nữa?!
Salon cao quá là chủ đoạt khách.
Bàn trà quá rộng là khách lấn chủ.
Vậy chắc quý vị cũng biết phải chọn cho nhà mình một bộ
salon & bàn trà thế nào cho hợp rồi
_ Khoảng cách: Không nên để salon và bàn trà xa quá hoặc gần
quá, đều bất tiện, không hợp với Phong Thuỷ. Núi và nước, Sơn và Thủy là hữu
tình nhưng nước sát vách núi là hình tượng xói mòn. Nếu gần quá, cũng tạo cảm
giác thúc ép, bực bội. Để xa thì không tiện sử dụng. Thông thường, khoảng cách
hợp lý là từ 2,2 tấc đến 2,5 tấc là vừa phải.
_ Hình dạng: Tránh các hình có các góc nhọn, góc cạnh
D/.Thảm trải Phòng Khách:
Ngày nay
do điều kiện kinh tế thay đổi, nhiều nhà làm ăn khấm khá lên, mua đất cất nhà,
và đã mời hẳn Kiến Trúc Sư trang trí nội thất cho mình. Trong điều kiện đó,
không ít Kiến Trúc Sư đã bày cho gia chủ trải thảm ở Phòng khách, vừa đẹp vừa
sang trọng, quý phái như ở nước ngoài vậy. Hỏi ai không thích nhà mình đẹ,
sang?! Và thế là họ trải thảm một cách vô tội vạ. Người may mắn thì gặp Kiến
Trúc Sư rành về Phong Thuỷ, người không may thì giao phó cho Kiến Trúc Sư phối
màu gì cho… hợpnhãn thì phối (?!). Để giúp các anh chị, các bạn có thêm chút
kinh nghiệm khi chọn thảm cho Phòng hách, NCD xin đưa ra một vài điểm sau:
1/.Tránh dùng thảm xanh rì như một đám
cỏ:
Nhiều người cho rằng Mạng gia chủ
màu này là thích hợp, hay màu này là phối hợp với màu tường là đẹp nhất…vv…
Tôi không lạm bàn về màu sắc, bởi các Kiến Trúc Sư là chuyên gia vấn đề đó mà;
tôi chỉ muốn nói rằng: dù có chọn màu xanh đó cũng không nên giống như một đám
cỏ quá.
Trong lĩnh vực Phong Thuỷ dùng
để trang trí, đa số là dùng biểu tượng, hình tượng, giống như cái này, giống như
cái kia, hay những hình ảnh liên tưởng ra…vv.. Và cái “thảm cỏ xanh rì ” kia
khiến cho một số người có cảm giác như……1 nấm mồ xanh cỏ (!?). Nghe phi lý
quá, nhưng một khi miệng thiên hạ đã cất lên rồi, một đồn mười, chục đồn trăm,
thì…không cũng thành có! “Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết”. Ta nên tránh
là hơn.
2/.Đừng nên chọn màu u ám:
Nhìn vào một tấm thảm u ám, hay buồn
tẻ, nhạt nhẻo khiến cho người ta thấy nhàm chán. Những gam màu này không thu hút
khí sinh vượng, không tốt trong Phong Thuỷ. Nên chọn các gam màu sáng, màu tươi
vui mắt như hồng, vàng kim….
3/.Tránh chọn chủ đề xấu:
Cũng như chọn tranh treo tường, chọn thảm cũng có một số
nguyên tắc:
_ Không chọn thảm hoa hoè,
nhìn vào gây nhức mắt.
_ Không nên
chọn thảm không có gốc. “Vật bất ly kỳ tông” mà, nghĩa là không có nền tảng
chung, phải có chủ đề làm nền.
_ Nên
chọn thảm có màu sắc, cảnh vật, hình tượng…. ngụ ý tốt lành, sinh vượng. Vừa
thích hợp với Phong Thuỷ, vừa có thẩm mỹ; tạo nên tâm lý thoải mái, hưng phấn
cho người nhìn là hợp cách.
E/.Trần
nhà:
Người Anh gọi là ceiling, người Trung Hoa gọi nó là Thiên
Hoa, người Việt Nam ta gọi đơn giản là trần nhà. Về trần nhà có một số nguyên
tắc sau:
1/.Hợp cao, không hợp thấp:
Thiên Hoa còn được gọi là Đỉnh Thiên
Hoa. Chỉ nội cái tên cũng đủ nói lên yếu tố cần phải cao rồi.
Về mặt tâm lý, vào một cái nhà trần
thấp, gây cho người ta cảm giác ngột ngạt, như khó thở hơn, tim đập nhanh; trần
nhà cao làm người ta thấy tâm hồn mình khoảng khoát, cởi mở hơn.
Ngày nay, đa số các nhà đều đóng
la-phông, không còn để lộ các xà ngang như trước. Tuy nhiên tôi cũng xin ghi ra
đây để các anh chị, các bạn làm tài liệu tham khảo thêm. Ngày trước, khi gặp các
nhà có Phòng khách bị các xà ngang ở giửa như thế, các nhà Phong Thuỷ khuyên gia
chủ làm một cái Giả Thiên Hoa để hóa giải, vừa đẹp vừa hợp Phong Thuỷ. Nghĩa là
tại các thanh xà đó, người ta dùng nẹp bọc nó lại, đóng thêm vào cho nó tạo
thành hình vuông lõm ở giửa. Nếu từ dưới nhìn lên, ta luôn có cảm giác ngay đó
như cao hơn, không còn cảm giác bị đè nặng nữa. Phần lõm đó, Phong Thuỷ gọi đó
là Thiên Trì, là ao của Trời, tượng trưng cho Tài lộc của Trời ban cho vậy.
Không những thế, các nhà Phong Thuỷ còn khuyên gia chủ thiết kế một hoa văn
trang trí ngay giửa Thiên Trì, y như một cái chén vàng ngọc vậy, và xung quanh
đó người ta trang trí bằng chùm đèn, và họ đặt cho nó cái tên là… Long Tĩnh! Ý
nghĩa Thiên Hoa như có Rồng ẩn nấp, hoặc như có cái chén đựng vàng ngọc…. toàn
là ý nghĩa tốt đẹp!
2/.Màu sắc:
Luôn luôn là màu sắc nhẹ và sáng hơn
nền màu tường, hay sàn nhà. Và đa số người ta chọn màu Trắng tinh khôi, trắng
của mây trắng lững lờ trôi…. “Hạc vàng đã tếch nơi đâu? Ngàn năm mây trắng bây
giờ còn bay.”_ (Thôi Hiệu)
3/.Ánh
sáng:
Thiên Hoa tượng của Trời cao.
Trời mà u ám là báo hiệu mưa gió, bão bùng không tốt. Nên trần nhà tối kỵ sự u
ám và đen tối. Nếu một căn nhà tối tăm và u ám thì trần nhà làm sao sáng sủa
được? Nhà tối ám sẽ sinh cảm giác ẩm thấp, là nơi sản sinh muỗi mòng, vi
trùng…. sẽ sinh ra bệnh tật. Đây cũng là lý do vì sao trong Phong Thuỷ tối kỵ
nhà ở u ám, tối tăm. Nên thắp đèn sáng trên trần nhà, cũng như thiết kế sao cho
khi vào nhà ban ngày cũng đủ ánh sáng cho trần nhà. Bởi vì điều này, người ta
hay dùng màu Trắng cho trần nhà tạo cảm giác sáng sủa hơn.
F/.Cửa Sổ
Phòng Khách:
Trong
Phong Thuỷ Học, cửa sổ Phòng khách cũng có một vị trí đặc biệt, ảnh hưởng đến
tốt xấu của nhà & gia chủ. Nếu quá rộng thì khí sẽ thoát ra nhanh. Nếu quá
hẹp thì khí khó thoát, sinh nóng nực, ngột ngạt. Thông thường, Cửa sổ thì có Bệ
cửa, người xưa gọi nó là Song Đài, phần này chúng ta nói về nó.
1/. Vật trang trí:
Khi xây Bệ cửa sổ nên cố định, bằng
phẳng, ngay ngắn. Những Bệ Cửa sổ thường là để các vật Trấn Yểm trong Phong
Thuỷ, hay nói cách khác, nó như một tuyến phòng thủ của ngôi nhà vậy. Những Vật
khí Phong Thuỷ nếu là con vật để trang trí ở đó, không nên xung khắc với tuổi
chủ nhà. (ví dụ: Chủ nhà tuổi Tý thì không nên đặt các con vật như: rắn- Tị; dê-
Mùi; ngựa- Ngọ; gà- Dậu; mèo, thỏ-Mẹo)
Những tượng con vật người ta hay dùng nhất khi Trấn Yểm ở Bệ
Cửa sổ là: Rồng, Sư tử, Kỳ lân, Gà, Voi…. Hay những công cụ Hóa Sát khác như:
Chuông gió kỳ lân, Chuông gió Bát Quái, Chuông gió kim loại- gỗ, Hồ lô, các xâu
chuỗi Minh Chú, Chén Liên Hoa, Kim Tiền Ngũ Đế, Kim Nguyên Bảo…..vv… Nói
chung rất là nhiều, mỗi trường hợp Hung Sát đều có cách hóa giải cả, và mỗi cách
dùng vật Trấn Yểm khác nhau, tùy trường hợp mà sử dụng, xin đùng nên đặt bừa bãi
sẽ phản tác dụng. Cẩn thận!
2/.Màu
sắc:
Trước tiên ta nên chọn vật liệu
chịu nhiệt, và không hấp thu nhiệt. Nếu không, để ngoài nắng nó sẽ mau hư, và nó
hấp thụ nhiệt và làm cho Phòng khách nóng lên, không tốt. Về màu sắc cũng dùng
như màu tường, cùng một nguyên tắc.
3/. Màn cửa:
Về
màn cửa, hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại, nhiều màu sắc, nhiều chất
liệu, nhiều kiểu dáng, thiên hình vạn trạng. Tuy nhiên, khi chọn màn cửa cần lưu
ý một số điểm sau:
Nếu cửa sổ nắng
nhiều: Nên chọn màn dầy, màu sắc đậm.
Nếu cửa sổ ít nắng: Nên chọn màn mỏng và màu sáng hơn.
Nếu Cửa sổ đối diện Cửa Cái hoặc những
Hung Sát bên ngoài, nếu không muốn dùng vật Trấn Yểm thì nên dùng loại cửa lá
sách cố định, không mở ra, để che đi.
Tuyệt đối kỵ làm khung cửa Sổ hình chữ nhật rồi, bên trong
lại làm cái cửa có hình vòm, hoặc cưa lộng thành hình vòm cho đẹp. Đây là điều
ĐẠI KỴ trong kiến trúc CỬA, vì nó là biểu tượng giống như cái Bia mộ của người
Trung Hoa.
Về màu sắc, vẫn lấy Màu sắc
như của Bệ Cửa sổ làm nền, nhưng thêm các hoa văn, họa tiết cho không nhàm chán,
nên chọn sự phối hợp sao cho tươi mắt, không loè loẹt là được
G/. Đường thông- Cửa thông:
Là nói
đến đường thông suốt từ Phòng khách ra nhà sau, hay còn gọi là hành lang trong,
và cánh cửa ngăn Phòng khách với các kiến trúc phía sau. Về đường thông, NCD chỉ
góp vài ý nhỏ sau:
_ Tránh làm hẹp
quá.
_ Tránh dẫn thẳng tới Cửa hậu hay
Cửa sổ hậu.
_ Tránh dẫn thẳng tới 1
nhà vệ sinh.
_ Tránh tối tăm.
Đấy là đường thông, còn Cửa thông?
1/. Vì sao phải có cửa này?
Có một vài nguyên do:
_ Không ai muốn khách vào nhà có thể
nhìn thấu ra sau nhà, soi mói chuyện riêng tư của họ, nên thiết kế cửa ngăn này
là hợp lý.
_ Ngay từ ngàn xưa đến nay,
đã có quá nhiều bài học trả giá bằng xương máu của các bậc tiền nhân, do việc bí
mật bị tiết lộ do bàn bạc ở Phòng khách; tin tức rò rĩ có thể do người trong nhà
nghe rồi vô tình tiết lộ, có thể do nội gián đối phương cài vào…. Trong thời
đại hiện nay, khi mà tính cạnh tranh trên thị trường gay gắt, khốc liệt, thì
việc bảo mật thông tin càng cần được xem trọng (“Sơ nhi bất lậu” mà). Như vậy,
cánh cửa này càng cần phải có, và nó có thể ví như cánh cửa an toàn vậy.
_ Thường Phòng ngủ là nơi bề bộn, để
khách không thấy sự luộm thuộm này, làm cửa thông là hợp lý nhất
Nếu chúng ta thiết kế Cửa thông đẹp,
khéo, nó có thể góp phần tô điểm thêm cho Phòng khách chúng ta vậy.
2/. Tác dụng và những điều nên tránh:
Đường thông là đường nối từ Phòng
khách ra nhà sau, nên nó có tác dụng dẫn khí vào nhà, giao lưu với khí trong
nhà.
Khi Cửa Cái và Cửa thông, Cửa sổ
hậu nằm trên một đường thẳng là một điều TỐI KỴ. Bởi Vượng Khí vào nhà sẽ theo
Cửa sổ hậu kia nhanh chóng thoát ra mà không vào các phòng. Giống như tiền bạc
chỉ đi qua mà không ghé vào, hao tổn tiền bạc.
Về mặt thiết kế, gió từ Cửa Cái vào nhà, xộc thẳng vào và
nhanh chóng thoát ra Cửa sổ hậu, làm nhà rơi vào tình trạng “Lộng gió”. Thơ xưa
hay dùng hình ảnh gió vào phòng ngủ, thổi vào màn cửa, biểu hiện sự lả lơi, rạo
rực xuân tình. Nhà thơ LÝ BẠCH đời ĐƯỜNG cũng nói: “Xuân phong bất tương thức.
Hà sự nhập la vi?”…. Cái “Xuân phong” ấy trong phòng ngủ vợ chồng còn có thể
tạm chấp nhận, nhưng với những ai độc thân chẳng phải….. lạnh lẽo lắm ru? Tệ
hơn nữa, là ngọn gió mùa làm cho người ta cảm thấy cô đơn chiếc bóng…”Gió Thu
se lạnh chốn phòng không. Chiếc bóng mình ta mòn mõi trông…”. Gió Xuân còn
chịu được, gió Thu hiu hắt làm lòng người chớm lạnh. Đến gió Đông thì… chỉ gây
bệnh cảm thôi.
Nếu Cửa Cái dẫn thẳng
tới nhà Vệ sinh: Ngồi ở Phòng khách mà nhìn thấy nhà Vệ sinh là điều mất thẩm mỹ
vô cùng, nó lại càng mất vệ sinh hơn khi gặp phải cảnh……”cuốn theo chiều
gió” ngược. Trường hợp này xây Cửa ngăn cách là hợp lý nhất.
Khi thiết kế Cửa thông này nên tránh
làm các kiểu có vẻ như bưng bít, gây cảm giác chật chội, ngột ngạt, Sinh Khí
không vào nhà được. Tốt nhất nên có một khoảng kính để tạo cảm giác thoáng hơn,
và cho Sinh Khí đi qua được.
TUYỆT ĐỐI
TRÁNH kiểu mẩu như đã nói ở phần Cửa sổ: Giống bia mộ người Trung Hoa.
Tránh kiểu thiết kế đắp thêm hai trụ
hai bên cửa, vừa thiếu sự thẩm mỹ (trông rất cheap) vừa gây cảm giác chật chội,
tù túng.
ĐẠI KỴ làm hai trụ, rồi gọt
đẽo hay đắp hai đầu trụ thành hai cục tròn (như cái đầu vậy) lại sơn màu trắng.
Đây là dấu hiệu TANG CHẾ, tuyệt đối không nên dùng, ngay cả cho cột ở cổng rào.
Khi Phòng khách không có Cửa sổ người
ta không nên làm Cửa thông, vì nó tạo ra hiện tượng Nghịch Thủy, Sinh Khí sẽ dội
ngược trở lại.
Khi phòng khách chật
hẹp, cũng không nên làm cửa thông, bởi nó chỉ gây thêm cảm giác tù
túng.
H/.HỒ CÁ:
Nhiều
người thích trang trí Phòng khách bằng hồ cá & thích nuôi cá. Phòng khách có
hồ cá thì sinh động hơn, và những lúc rảnh rỗi, nhìn cá tung tăng bơi lội trong
hồ cũng thấy tâm hồn mình thoải mái hơn, như nhẹ bớt những ưu phiền trong cuộc
sống vậy.
Nói đến hồ cá là ta nghĩ
ngay đến Nước, hành Thuỷ. Hành Thuỷ phải nói là một Hành…. rất khó chịu nhất
trong Phong Thuỷ, vì theo Dịch, lý của quẻ Khảm là “hảm dã” mà. Nước mà đặt sai
vị trí trong Phong Thuỷ thì rất nguy hiểm_ nhất là khi ta sử dụng Trạch vận và
Phi Tinh theo Huyền Không, chỉ cần nơi Sơn tinh vượng mà có nước là chiêu tai
hoạ liền tức thì (nhẹ thì hao tổn tiền bạc, phá sản, bệnh tật; nặng thì thương
tật, chết người). Cho nên, việc nuôi cá kiểng trong nhà coi thế mà lại cả một
vấn đề. NCD hôm nay chỉ xin góp vài ý kiến với các anh chị, các bạn về hồ cá đặt
trong nhà:
_ Các anh chị, các bạn muốn
nuôi bao nhiêu con tuỳ thích, nhưng theo NCD tôi thì nên chọn con số 9 con, hoặc
bội số của số 9 đối với nuôi cá vàng-đỏ hay cá chép. Với cá Kim Long thì không
nhất thiết, tuỳ khả năng và tuỳ nhà quý vị lớn nhỏ nữa. Nên nhớ, nhà nhỏ mà để
hành Thuỷ nhiều quá là rất nguy hiểm.
_ Không nên để hồ cá quá cao, hồ không nên quá lớn so với
phòng.
_ Không nên đặt hồ cá sau
salon.
_ Không nên đặt hồ cá trong nhà
Bếp.
_ Không nên đặt 3 tượng Tam Đa
PHÚC- LỘC- THỌ hoặc Tài Bạch Tinh Quân trên hồ cá. Vì các vị Thần này tượng
trưng cho việc ban Phúc, ban Tài Lộc, nay đặt trên hồ cá khác nào.. tiền của
trôi theo giòng nước.
_ TUYỆT ĐỐI
không nên để hồ cá dưới chân cầu thang.
_ ĐẠI KỴ để hồ cá ở bên phải của nhà, từ trong nhìn
ra.
CỬA
CÁI-CỬA SỔ
Trong
Phong Thuỷ có rất nhiều trường phái, nhưng dù là thuộc trường phái nào thì CỬA
CÁI vẫn là một trong những điểm trọng yếu. Bởi theo như người xưa thì ông bà ta
gọi CỬA CÁI là Môn Khẩu, mà người ta nói: “Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu
xuất”. Nếu như nói cái miệng là nơi thu nhận năng lượng cho cơ thể cũng không
sai, vì thức ăn vào từ miệng; nếu thức ăn bổ thì tốt cho cơ thể, thức ăn độc hại
thì gây họa cho cơ thể. Cửa Cái cũng như cái miệng của một căn nhà vậy. Nó là
nơi thu nạp KHÍ của Vũ trụ vảo nhà, nên cực kỳ quan trọng.
Nói đến KHÍ, ngay từ ngàn xưa, các nhà Phong Thuỷ đã nhận
thấy KHÍ hiện hữu khắp nơi, tràn đầy khắp không gian. Ngày nay, các nhà khoa học
phát hiện ra có một loại khí hiện hữu khắp nơi trong không gian_ giống như lý
luận của các nhà Phong Thuỷ xưa_ là KHÍ Vi Ba (Microwaves). KHÍ không nhìn thấy
bằng mắt thường, chỉ qua sự cảm nhận, qua kinh nghiệm tích lũy, mà những người
hành nghề Phong Thuỷ xác định được hướng đi của KHÍ. Qua đó các nhà Phong Thuỷ
mới đề nghị người này sử dụng hướng cửa này, người kia sử dụng hướng cửa kia.
Cũng như có người nằm quay đầu hướng này thì dễ ngủ, nhưng với người khác thì
hướng đó lại khiến họ mất ngủ vậy.
Nói
đến CỬA CÁI, ngoài việc lấy hướng thích hợp như đã nói ở các phần trên, chúng ta
còn phải tuân theo một số điều kiện như:
1/.Phải tạo cảm giác hấp dẫn Sinh Khí vào nhà:
Vì đây là nơi tiếp nhận Sinh Khí cũng
như ta đón khách vậy, nên phải có một cảm giác thân thiện thì Sinh Khí mới vào
được. Nghĩa là: từ hình dáng, tay nắm, màu sơn, thảm lót trước cửa……đều phải
hài hòa, thích hợp với ngũ hành của gia chủ.
Ví dụ: Gia chủ có quái số là cung Ly, hướng của cửa là hướng
Khảm. Tuy hai cung Ly, Khảm hỗ biến nhau ra du niên tốt là Diên Niên, nhưng Khảm
thuộc Thủy, Ly thuộc Hỏa; Thủy khắc Hỏa, nên ta có thể dùng hành Mộc làm trung
gian như sơn màu xanh lá, xanh da trời lợt, hoặc dùng thảm lót trước cửa màu
xanh lá chẳng hạn.
2/.Phải tạo cảm
giác an toàn cho Sinh Khí vào:
Nghĩa
là phải tránh những “mũi tên độc” nhắm vào cửa trước, hay nói theo thuật ngữ
Phong Thuỷ thì phải tránh những SÁT KHÍ từ bên ngoài nhắm vào nhà, mà nhất là nó
ngay cửa trước. Những tia Ác Khí này có thể là:
_ Đòn dông nhà đối diện.
_ Cạnh tường nhà đối diện, hay cạnh một nhà cao tầng, một
chung cư bên kia đường.
_ Một cột
điện, một trụ điện cao thế trước cửa nhà.
_ Đối diện bên kia là: một nhà tang lễ, một nhà thương, một
nghĩa địa, một nhà thờ, chùa miễu, một pháp trường, một căn nhà mục nát, một
tượng đài chiến sĩ, một Đài Liệt sĩ, một doanh trại quân đội, một tòa
án….vv…
_ Những cọc rào nhọn nhà
đối diện chĩa sang.
……..
Nói chung, những gì bất lợi đều nên
tránh. Tuy nhiên, trong cuộc sống, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tìm
được mảnh đất như ý để cất nhà. Nếu như vì một tình thế bắt buộc, khiến chúng ta
phải cất nhà ở những nơi có điều kiện không hay như thế, thì ta sẽ dùng đến
những công cụ hóa sát mà tôi sẽ nói đến vào lúc khác.
3/.Phải hài hòa với tổng thể của nhà :
Như đã nói ở những phần trước, Phong Thuỷ là một bộ môn nghệ
thuật, nó cần một sự thẩm mỹ tương đối. Khi thiết kế CỬA CÁI, không nên:
_ Nhà quá lớn so với cửa: Khi đó KHÍ
vào nhà bị hạn chế, cũng như hạn chế những vận may, những cơ hội của gia chủ
vậy.
_ Nhà nhỏ mà cửa quá lớn: Khi ấy,
KHÍ vào nhà nhiều quá gây sự mất quân bình Âm Dương trong nhà.
4/.Phải để KHÍ luân lưu từ từ khắp
nhà:
Để đạt được điều này, không nên
để CỬA CÁI thông thẳng một đường ra tới cửa sau. Vì như vậy, KHÍ vào nhà sẽ đi
thẳng ra cửa sau mà thoát luôn. Cũng như gia chủ thấy vận may, thấy cơ hội đó
nhưng không thể nào nắm bắt được.
Nếu
đã lỡ xây dựng, kiến thiết nhà như thế thì phải dùng đến những biện pháp hóa
giải làm nguồn KHÍ đi chậm lại vậy.
5/.Không nên chận đường đi vào của Sinh Khí:
Trước nhà phải quang đãng, không nên
để gò đống hay kiến trúc nào làm cản trở dòng Sinh Khí vào nhà.
Vừa bước vào cửa không nên gặp ngay
bức tường, Sinh Khí sẽ dội trở ra ngay.
6/.Trang trí bắt mắt:
CỬA CÁI cũng như diện mạo của căn nhà vậy. Gương mặt ta thì
cần trang điểm, vậy tại sao CỬA CÁI lại không thể? Hãy trang trí, sơn phết mặt
tiền nhà với những màu tươi sáng, bắt mắt. Điều này cũng như gặp người mặt mũi
sáng sủa thì dễ có cảm tình hơn vậy.
7/.Kích thước hợp qui cách Phong Thuỷ:
Ngoài vấn đề kích thước phù hợp với kích thước nhà ra, còn
phải chú ý đến kích thước cửa theo Thước Phong Thuỷ. Thước Phong Thuỷ chính là
thước Lỗ Ban, một loại thước chuyên dùng trong Phong Thuỷ. Về thước Lỗ Ban, tôi
sẽ nói riêng một bài vào khi khác, sẽ giới thiệu loại thước Lỗ Ban nào thông
dụng hiện nay.
8/.Không nên để KHÍ
trôi tuột đi:
Đại kỵ để cầu thang
hướng thẳng ra cửa trước, khiến tất cả Sinh Khí trôi tuột ra ngoài hết.
Về cửa sổ thì:
_
Một phòng không quá 3 cửa sổ.
_ Hai
cửa sổ không nên đối diện nhau.
_ Cảnh
quan bên ngoài cửa sổ phải là cảnh quan đẹp đẽ, không nên là những cảnh hoang
tàn, đổ nát.
_ Nếu là văn phòng làm
việc thì không nên thiết kế cửa sổ sau lưng bàn làm việc (điều này tôi sẽ nói
cặn kẽ hơn ở phần Phong Thuỷ với văn phòng làm việc).
_ Nếu là phòng ngủ thì không nên thiết kế cửa sổ ngay sát
giường ngủ (tôi cũng sẽ nói cặn kẽ hơn về vấn đề này ở phần Sắp xếp phòng ngủ
theo Phong Thuỷ).
_ Không nên để cửa
sổ gần với Bếp (tôi cũng sẽ nói rõ hơn ở phần Bếp và Phòng ăn trong Phong Thuỷ).
_ Không nên thiết kế quá nhiều cửa sổ
cho một căn nhà, vì như vậy, KHÍ vào nhà sẽ thoát ra nhanh chóng, không có lợi.
Mặt khác, Cửa Cái là Thuỷ, Cửa sổ là Hoả, nên khi lượng Cửa sổ trong nhà nhiều
quá sẽ tạo thành thế Thuỷ Hoả mất cân đối.
_ Không nên để cửa sổ đối diện với cửa chính, hãy dùng tấm
màn vải dày ngăn ở cửa sổ.
Trên đây
chỉ là một số điều căn bản về CỬA CÁI và CỬA SỔ. Ngoài ra, khi áp dụng Huyền
Không hay Bát Trạch phần nâng cao, sẽ còn vị trí Cửa nơi nào để đón được Vượng
khí vào nhà nữa. Những vấn đề ấy chúng ta sẽ bàn sau.
Phòng
ngủ
NCD tôi
nhớ có xem một đoạn quảng cáo về nệm giường, trong ấy có nói “1/3 cuộc đời của
bạn nằm trên giường ngủ”. Vâng, nói như thế cũng gần đúng, vì theo tôi thì ít
nhất 1/3 cuộc đời mình nằm trên giường ngủ mới đúng. Bởi khi lớn chúng ta ngủ 8
giờ một ngày (chiếm 1/3), nhưng lúc nhỏ chúng ta ngủ một ngày hơn 8 giờ cơ mà?
Nói như thế để thấy cái tầm quan trọng
của cái giường ngủ, hay nói chung là sự quan trọng của một phòng ngủ trong cuộc
sống hằng ngày. Khi ngủ, chúng ta vừa nghĩ ngơi về thể xác cả về tinh thần. Một
giấc ngủ ngon có thể đem lại nhiều hữu ích cho chúng ta, vì khi ta ngủ thì đó là
thời gian để cơ thể tái tạo lại năng lượng ta đã tiêu haotrong ngày (do làm
việc, suy nghĩ, lo lắng, cảm xúc….). Ngoài ra, một giấc ngủ ngon còn giúp
chúng ta tăng cường trí nhớ, tăng cường khả năng tư duy, sáng tạo, giúp chúng ta
dễ dàng đưa ra những quyết định sáng suốt hơn dẫn đến thành công hơn trong cuộc
sống.
Nói đến thiết kế phòng ngủ theo
Phong Thuỷ, trước tiên, ta hãy xét đến hình thể của phòng ngủ trước. Trong cuộc
sống hiện đại ngày nay, rất nhiều nhà khi xây cất, để thuận tiện sinh hoạt, đã
làm thêm phòng tắm và toilet riêng trong phòng ngủ. Và đa số trong những trường
hợp này, phòng ngủ sẽ có hình chữ L vì phòng tắm + toilet kế bên. Như vậy, khi
đem Bát Quái sơ đồ đặt vào phòng ngủ, nó sẽ bị khuyết ngay một hoặc hai cung.
Trong khi chúng ta lo định hướng, thiết kế nhà sao cho hợp Phong Thuỷ, thì chính
sự tiện lợi không đáng này đã vô tình phá hỏng các bước tốt đẹp bên ngoài. Cho
nên, lời khuyên của tôi cho trường hợp này có hai cách:
1/.Nếu chưa xây, mà muốn làm thêm phòng tắm + toilet trong
phòng, thì hãy tính sao cho hình dạng phòng vẫn vuông vắn, đầy đặn, không khuyết
góc nào là được.
2/.Nếu đã lỡ làm rồi,
thì dúng bình phong chắn ngang để phòng trở lại dạng hình chữ nhật cân đối.
Ngoài ra, khi thiết kế phòng ngủ cũng
nên lưu ý đến vị trí của phòng ngủ so với căn nhà. Về điều này, có hai điểm cần
lưu ý như sau:
_ Nếu chia căn nhà ra
làm hai phần tính từ trước ra sau, thì phòng ngủ tránh nằm ở nửa trước của căn
nhà. Vì Sinh Khí di chuyển từ ngoài đường vào nhà, nên phần trước sẽ chịu sự dao
động mạnh của Khí, khiến giấc ngủ dễ bị xáo trộn.
_ Tránh làm phòng ngủ dưới một mái dốc đáng kể. Vì đó là nơi
các luồng Ác Khí trượt đi. Nếu không tránh được thì cũng không nên đặt giường
ngủ nơi mái dốc đổ thấp xuống.
Ngoài hai
điều trên, vị trí phòng ngủ còn có một số điều kiêng kỵ sau:
_ Phòng ngủ đối diện cửa chính: Nếu
vừa bước vào Cửa Cái đã thấy phòng ngủ đối diện (ý tôi là cửa phòng ngủ cũng
quay ra cửa cái), thì ở trong phòng này: Gia chủ sẽ mất dần hết nghị lực làm
việc, hay cảm thấy mệt mõi, và có ý nghĩ về chuyện chăn gối nhiều hơn.
_ Phòng ngủ nằm dưới xà ngang, xà dọc
trên trần: Những cây xà này phát sinh những áp lực rất mạnh đè xuống Sinh Khí
đang luân lưu trong phòng. Nếu xà ngang trên giường ngủ thì người ngủ trên đó
thường hay bị nhức đầu, dễ bị mất ngủ, ăn khó tiêu. Nếu là xà dọc chia đôi
giường ngủ thì càng nguy hiểm hơn cho vợ chồng, vì nó là biểu tượng của sự chia
cách, vợ chồng sẽ bất hòa rồi dẫn đến chia ly không xa.
_ Phòng ngủ không có phòng tắm + toilet nhưng chung vách,
lại xoay đầu về hướng đó. Cơ thể con người gồm một phần lớn là nước, trong
trường hợp này, Sinh Khí trong cơ thể sẽ dễ bị sự di chuyển của nước bên phòng
tắm cuốn hút đi, tạo nên sự mất quân bình trong cơ thể chúng ta.
Sau khi tạm lướt qua về hình dáng, vị trí của phòng ngủ,
chúng ta hãy đi sâu vào chi tiết. Nguyên tắc đầu tiên và căn bản nhất đối với
phòng ngủ là phải thuộc Âm. Vì phòng ngủ là nơi nghĩ ngơi cần sự yên tĩnh, mà
Dương thì động, Âm mới là tịnh. Vì đặc tính này, mà người ta hay bảo không nên
để tivi, radio, máy hát, máy vi tính… trong phòng ngủ, bởi những thứ này là
động; mặt khác, những điện từ trường của chúng sẽ làm nhiễu loạn từ trường trong
cơ thể chúng ta làm cho giấc ngủ chúng ta bị gián đoạn.
Hãy xem phòng ngủ như một vùng không gian thiêng liêng, vì
đó là nơi chúng ta trải qua tất cả thời gian trong vô thức, rời khỏi thế giới
của thực tại để đi vào những vùng không gian khác. Đừng để phòng ngủ tích tụ
năng lượng Âm có hại, có mùi hôi (Âm Khí này là Tà Khí chứ không phải năng lượng
Âm tích cực); hãy bỏ quần áo bẩn vào một chỗ gọn gàng, quần áo bẩn chứa Âm Khí
nhiều nhất và lan tỏa nhanh nhất. Đừng để đồ đạc linh tinh bên dưới, bên trên
hoặc bên cạnh giường ngủ. Đừng biến phòng ngủ thành nơi chứa đồ đạc, vì khi đó,
Sinh Khí sẽ bị bế tắc, dồn ép khiến người ngủ trong phòng cảm thấy ngột ngạt, dễ
bị chứng mất ngủ.
Nói đến Phong Thuỷ
phòng ngủ là không thể không nói đến vị trí đặt giường. Bởi đó mới chính là nơi
chúng ta trực tiếp nằm lên mà. Về vị trí đặt giường thì nó theo một số nguyên
tắc cơ bản:
1/.Giường ngủ phải luôn
nhìn ra cửa, hãy đặt giường ngủ làm sao để người nằm trên giường luôn thấy được
cửa phòng.
2/.Giường ngủ ĐẠI KỴ đặt
trực diện với cửa phòng. Vì nơi đây, Sinh Khí mới vào phòng sẽ rất mạnh, làm
chúng ta mất ngủ. Mặt khác, theo người HOA, thì chỉ có……quan tài mới đặt
trực diện cửa như vậy.
3/.Giường ngủ
phải đặt đúng hướng tốt của người nằm trên đó. Hướng tốt nhất cho giường ngủ là
hướng Sinh Khí (Xin xem ở trên để biết). Nếu không được, thì chọn một trong 3
hướng còn lại hợp với mệnh mình cũng đủ tốt.
4/.Giường ngủ tránh đặt quay đầu ra cửa sổ. Nếu không thể
dời giường sang nơi khác thì hãy: Đóng cửa sổ đó lại và thả rèm cửa dầy
luôn.
Hôn nhân & Tình yêu trong Phòng ngủ
Sở dĩ NCD
tôi tách biệt nó ra, không đưa những nguyên tắc, những cấm kỵ của phần này nhập
chung vào phần thiết kế phòng ngủ, là vì tôi muốn nhấn mạnh hơn cho các anh chị,
các bạn nào đã lập gia đình, hoặc có ý tìm người bạn đời, để dễ nhớ hơn, không
bị các nguyên tắc, các cấm kỵ trên kia làm rối tung lên.
PHÒNG NGỦ
VỢ CHỒNG:
Để có được một cuộc sống vợ
chồng hòa hợp, hạnh phúc chỉ cần các anh chị, các bạn thực hiện những điều đơn
giản sau:
_ Những năm đầu sau khi
cưới: Nên trang trí phòng ngủ bằng màu ĐỎ. Nếu e màu Đỏ quá mạnh (khi tuổi của 2
vợ chồng đã là Mạng Hỏa), thì hãy dùng màu HỒNG. Gam mau này là gam màu nóng,
thuộc Dương, tại sao lại xài được trong phòng ngủ? Xin thưa, vì đây là dùng cho
vợ chồng còn trẻ, vợ chồng son mới cưới mà.
Màu ĐỎ tạo ra cảm xúc mạnh mẽ về Tình Dục, và năng lượng
Dương của nó sẽ đem lại vận may cho sự hợp nhất. Đây là điều vì sao mà người Hoa
luôn dùng màu ĐỎ trang trí phòng cưới đấy!
Tấm drap trải giường nên màu trắng là tốt nhất, không nên
dùng màu xanh dương, nó sẽ làm nguội lạnh tình cảm đôi vợ chồng trẻ. Tuy nhiên,
thảm và sơn tường thì màu xanh dương lại tốt.
_ Đừng mang cây và hoa thật vào phòng ngủ: Ngược lại, trái
cây thì tốt. Đặc biệt là quả Lựu, vì nó là biểu tượng của sự sung mãn.
_ Đặt những ngọn đèn nhỏ màu đỏ trong
phòng: Nên nhớ chỉ là những bóng đèn nhỏ thôi. Nó tăng cường sự đam mê và sung
mãn.
_ Nên treo tranh ảnh trẻ em và
trái cây chín: Đây là những biểu tượng mang ý nghĩa tượng trưng cho kết quả của
việc hợp nhất tốt đẹp.
_ ĐẠI KỴ để
biểu tượng hành Thủy trong phòng ngủ, như bồn cá, bồn rửa mặt, tranh sông
biển….vv… Vì sự có mặt của nước ở đây sẽ tạo ra sự mất mát tiền bạc và người
thân.
_ ĐẠI KỴ đặt hoa Mẫu Đơn (kể cả
tranh hoa Mẫu Đơn) trong phòng ngủ vợ chồng, vì nó khiến người đàn ông có thói
trăng hoa, và chắc chắn sẽ ngoại tình!!!
_ ĐẠI KỴ có nước ở bên phải phòng ngủ (hay ở bên phải nhà),
vì nó cũng khiến người chồng ngoại tình, và …..lập “phòng nhì” ở bên ngoài!!!
_ ĐẠI KỴ đặt giường dưới cây xà (đà)
dọc, mà nó chia đôi giường theo chiều dọc. Đây cũng là biểu tượng của sự chia ly
đối với vợ chồng.
_ ĐẠI KỴ đặt gương
soi trong phòng ngủ, nhất là khi nó rọi vào giường. Về mặt sức khoẻ, khi chúng
ta ngủ thì từ trường trong cơ thể chúng ta xuống thấp, gương sẽ hút thêm nữa,
khiến chúng ta ngủ dậy sẽ rất mệt. Về phương diện tình cảm, gương soi tạo ra
hình ảnh người thứ ba, nó khiến cho một trong hai người sẽ ngoại tình.
_ Phòng ngủ ở phía Bắc của nhà, sẽ
không thích hợp với tuổi trẻ hoặc những cặp vợ chồng son. Người ngủ trong phòng
này lâu ngày sẽ trở nên bi quan, yếm thế, thích sống tịch mịch, cô đơn một mình
thôi; cho nên không thích hợp cho vợ chồng ngủ.
_ Nếu thích chưng hoa hồng trong nhà, nên cắt hết gai nhọn
của nó.
_ Nếu sử dụng giường đôi, ĐẠI
KỴ dùng 2 tấm nệm ghép lại, vì nó tượng trưng cho sự chia cách.
_ NÊN treo tranh đôi uyên ương ở góc
Tây Nam của nhà, của phòng ngủ; hoặc đặt một đôi uyên ương bằng sành sứ trong
phòng. Nhưng nếu nó bị bể, vỡ một con thì nên thay cả một cặp. Không nên chưng
ba con hay là số lẻ.
_ Dùng những biểu
tượng và những biện pháp chuyên môn khác để tăng cường năng lượng cho cung Tình
Duyên ở Tây Nam