Căn bản về Lỗ Ban Xích
hiểu rõ lắm mục đích và cách thức đo. Xin giới thiệu 1 số kiến thức căn bản như
sau:
thước Lỗ Ban?
bằng thước Lỗ Ban đúng cách, cần hiểu rằng tại sao phong thủy lại coi trọng
thước Lỗ Ban. Nếu như chúng ta không hiểu được lý do gốc rễ mà chỉ chăm chăm
nghe theo phong trào: đã xây nhà là phải mời thầy phong thủy, đã mời thầy xem
thì phải đo thước Lỗ Ban thì chúng ta thành ra mê tín mà không còn là tỉnh tín
nữa. Còn nếu thân chủ nào cắc cớ hỏi thầy phong thủy: “Tại sao phải đo cửa nhà
con bằng thước Lỗ Ban hả thầy” mà ông thầy không giải thích được hay phán bừa
theo kiểu áp đặt “nghe thầy thì sống, cãi thầy thì chết, đừng có thắc mắc linh
tinh. Thầy giận không thèm đo nữa thì chúng mày chỉ có chết” thì xem như không
nên tin ông thầy đó nữa. Người thấu triệt kiến thức phải có khả năng giảng giải
những kiến thức phức tạp nhất bằng những ngôn ngữ bình dân, giản dị để đứa con
nít hay ông bà già cũng hiểu được. Người nào không có khả năng giải thích đó xem
như là chưa hiểu hết được kiến thức mình đang nói ra.
_ Phong thủy theo nghĩa gốc tiếng Hán ai cũng
biết là gió và nước. Chúng ta ai cũng thấy gió quá thông thường mà ít ai để ý
xem nó có ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta như thế nào. Tại sao giữa trưa hè chú
bé mục đồng chăn trâu vô tư đánh giấc dưới gốc cây giữa ruộng, xung quanh bốn bề
gió lồng lộng mà chiều tỉnh dậy vẫn vô tư tỉnh táo? Tại sao cũng chú bé mục đồng
đó nếu một buổi trưa hè nào, về nhà nằm ngủ, khép cửa sổ lại 1 tí, chỉ để gió
lùa cho hiu hiu mát thì sau giấc trưa tỉnh dậy lập tức bị trúng gió? Tại sao có
hiện tượng trúng gió? Tại sao nằm giữa đồng gió tứ bề lại không bị trúng gió?
Còn nằm bị 1 chút hơi gió lùa lại trúng gió sinh bệnh? Gió là chỉ có 1 loại chứ
đâu có nhiều loại: gió độc, gió lành như chúng ta thường quen gọi; vậy mà sao
lúc thì làm chúng ta say sưa giấc nồng, lúc lại làm chúng ta bệnh liệt giường?
Cái gọi là gió độc, gió lùa khe cửa chính là gió đi qua 1 diện tích có
kích thước xấu. Còn cơn gió lành, gió tốt chính là gió đi qua 1 diện tích có
kích thước tốt.
chúng ta có kích thước chiều cao 2m và ngang 0.8m. Như vậy tạm xem như diện tích
lọt gió của cửa là: 2×0.8 = 1.6 m2. Vậy làm sao biết được kích thước vậy là tốt
hay xấu?
Ban.
Lỗ Ban là để xác định kích thước đón cơn gió lành chứ không phải gió độc. Theo
Lỗ Ban thì có tổng cộng 8 kích thước môn (môn tức là cửa chứ không phải cánh
cửa):
Lộc Quan, Thuận Mỹ, Lộc Tài – 4 ni thước tốt
Trường Bịnh – 4 ni thước xấu
MÔN THUẬN
MỸ |
MÔN LỘC TÀI
(Phu) |
MÔN TRƯỜNG
TÚC |
MÔN LỘC QUAN
(Quy) |
21 –
24 |
37 –
41 |
41.5 –
45 |
57 –
61 |
62 –
66 |
77 –
81 |
82 –
86 |
97 –
101 |
102 –
106 |
118 –
122 |
123 –
126 |
139 –
142 |
143 –
147 |
158 –
162 |
163 –
169 |
179 –
182 |
184 –
188 |
199 –
202 |
204 –
208 |
220 –
223 |
224 –
227 |
240 –
244 |
245 –
248 |
260 –
263 |
265 –
269 |
280 –
283 |
285 –
288 |
300 –
304 |
305 –
310 |
320 –
323 |
326 –
330 |
342 –
345 |
347 –
350 |
361 –
365 |
367 –
370 |
382 –
385 |
387 –
391 |
402 –
405 |
407.5 –
411 |
443 –
446 |
428 –
431 |
443 –
446 |
448 –
452 |
463 –
467 |
chiều: chiều dọc và chiều ngang cửa vì đa phần cửa nhà hiện nay là hình chữ nhật
chứ không phải là hình tròn như thời phong kiến. Cửa lý tưởng là có 02 kích
thước: chiều dọc và chiều ngang nằm lọt trong 4 ni thước tốt. Xem tiếp ví dụ
trên: cửa nhà chúng ta có kích thước: cao 2m, ngang 0.8m; như vậy là đều lọt vào
Lộc Tài nếu xét theo bảng kích thước phía trên.
cằm bà kia. 4 ni số tốt:
cho sức khỏe, sự thuận lợi, học hành
tài vận, tiền bạc, thăng quan tiến chức
phòng ngủ thì đón gió sao cho gió thổi vào ta thấy thiu thiu mát, dễ say giấc
nồng hoặc gió xuân tình phơi phới để vợ chồng mặn nồng chứ gió thổi vào mà nhằm
ni số Trường Bịnh thì quanh năm ngủ đông lạnh lẽo, thấp khớp đau lưng, sáng dậy
mệt mỏi uể oải thì thôi rồi.
nên ở ni số Thuận Mỹ. Gió thổi vào phòng học cho con trẻ tỉnh táo học hành tiến
bộ thì ở ni số Trường Túc. Chứ đổi ngược lại thì chết, lúc ở phòng học mà đón
gió Thuận Mỹ chẳng khác gì nằm ngủ gật suốt trên bàn hay nằm ngủ mà trằn trọc
canh thâu, suy nghĩ học hành thì hại sức khỏe.
4. Lưu ý quan
trọng:
Chỉ đo phần kích thước lọt gió thực tế
Tức là nếu chúng ta kéo cửa ra toàn bộ, thì lấy thước đo phần nào gió có thể lùa
vào được, không đo phần cánh cửa hay ngàm cửa vì thực tế gió có thổi xuyên qua
cánh cửa hay ngàm cửa, cạnh cửa, khung cửa phía trên dưới, hai bên đâu mà đo?
Thầy nào mà cầm thước đi đo cả phần bao khung cửa gỗ thì thân chủ nên tiễn thầy
sớm.
xuyên đón gió
sắt lớn chính của căn nhà. 1 năm chỉ mở hết cỡ chừng 1, 2 lần dịp Lễ Tết cúng
kiến, còn thì chỉ mở vừa đủ cho người đi ra đi vào, dắt xe thì có nên mở cửa hết
cỡ rồi cầm thước đo không? Không nên, chỉ nên đo kích thước phần lọt gió mà
chúng ta thường sử dụng hàng ngày. Đo kích thước cửa mở hết cỡ thấy tốt mà hàng
ngày chỉ mở chừng ¼ để người nhà đi ra đi vào trúng gió thì cũng như
không.
vào được trong nhà và có ảnh hưởng đến người trong nhà.
không cần đo kích thước cửa. Chỉ cần động não 1 chút sẽ khám phá ra được phòng
này. Đó là phòng WC. Vì có ai đi vào trong phòng này để làm việc … mà mở cửa để
gió vào không?
áp dụng đối với các cửa đơn giản. Nếu ai mà muốn xách thước Lỗ Ban để đi đo cửa
sổ có song sắt hoa văn hay cửa lá sắt thì xin đừng đo. Rất mất công mất sức mà
kết quả thu được không bao nhiêu.
nếu đo xong mà phát hiện cửa nhà mình có ni số xấu theo Lỗ Ban thì xử lý ra
sao?
số không tốt thì chúng ta làm gì đây? Nếu gặp thầy phong thủy bất lương muốn tìm
cách moi tiền thân chủ, thế nào cũng bày vẽ là đập ra xây lại; dĩ nhiên đã đập
ra xây lại là thầy đòi hỏi phải cúng kiến, mời thầy coi ngày sửa chữa, ngày lắp
cửa vào. Vậy thì thầy mới có thêm tiền chứ! Vậy là từ tỉnh tín, muốn dùng khoa
học phong thủy để cải thiện chất lượng cuộc sống, chúng ta lại bị dẫn dắt vào
vòng mê tín tốn kém. Nếu như thầy nào có chút lương tâm, sẽ chỉ dẫn cho thân chủ
khắc phục đơn giản, ít tốn kém: đó là chỉ việc treo, gắn thêm đồ trang trí để
hạn chế ni số lọt gió của cửa. Nói chung thì các kiểu cửa nếu đo theo Lỗ Ban
kích thước xấu đều có cách khắc phục đơn giản, ít tốn kém.
Ví
dụ: Nếu cửa nhà chúng ta có độ cao không phù hợp, vậy thì có 2 cách để sửa. Hoặc
là đập ra, cơi nới lên cao để hợp với ni số đẹp, cách này tốn kém mà rắc rối.
Hoặc là hạn chế chiều cao cho thấp xuống bằng cách treo thêm bức tranh hay bảng
chữ giăng ngang như “Ngũ Phúc Lâm Môn”, “Xuất Nhập Bình An”, hay “Chúc Mừng Năm
Mới”, “An Khang Thịnh Vượng”….vừa trang trí cho cửa đẹp, nhìn vào thấy thêm may
mắn lại vừa khắc phục được điểm xấu.
Vậy nếu cửa nhà có chiều
rộng lọt gió xấu thì sao? Thì chúng ta có thể treo màn sáo trúc hay màn vải rồi
cho xõa 2 bên để tạo ni số chiều rộng đón gió tốt. Như vậy vừa đẹp cửa đẹp nhà,
lại ít tốn kém nhờ sự hiểu biết về phong thủy đúng đắn. Còn nếu là cửa chính
kiểu cửa sắt kéo lại càng dễ; chúng ta chỉ việc dặn người nhà thường xuyên khi
kéo cửa ra, mở cửa thì kéo đến những vị trí đánh dấu cố định, không mở lớn hơn
hay nhỏ hơn để thường xuyên đón được cơn gió lành.
Lưu ý:
những ni số ở trên là từ nguồn của thầy Huỳnh Liên, kích thước có khác biệt
nhiều với các thước hiện nay phổ biến trên thị trường. Xin nhấn mạnh là từ khi
nhận được chân truyền của Tam Nguyên thì hiện nay tôi không chuộng sử dụng thước
Lỗ Ban nữa trong tư vấn phong thủy hay giảng dạy cho học trò; mọi kích thước nào
là đúng hay sai cũng không còn quan tâm nữa. Phong Thủy Tam Nguyên không xem
trọng thước Lỗ Ban.