PHONG THỦY: TRUYỀN THUYẾT TỔ SƯ PHONG THỦY QUÁCH PHÁC

PHONG THỦY: TRUYỀN THUYẾT TỔ SƯ PHONG THỦY QUÁCH PHÁC

 Tuong dai su phong thuy Quach Phac[Xem phong thủy] – Với tất cả những người học và nghiên cứu phong thủy đều biết Đại sư Phong thủy Quách Phác là một trong những vị Tông sư về thuật phong thủy, ông đã để lại cho hậu thế những tuyệt tác phong thủy như “Táng thư” (coi mộ phần) và “Thuật tướng địa” (xem thế đất), nên được tôn xưng là tỵ tổ (tức ông tổ ngành địa lý).

Quách Phác không chỉ “trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, Quách Phác còn là người duy nhất trong lịch sử phong thủy Trung Hoa, dự đoán chính xác ngày chết của mình…
Đại sư phong thủy Quách Phác:

Quách Phác (276 – 324 sau Công Nguyên) là một Văn Học Gia và Huấn Hỗ Gia (Chú giải các Kinh Điển) đời Đông Tấn. Ông tên chữ là Cảnh Thuần, người ở Văn Hỷ Hà Đông (nay thuộc Sơn Tây). Ông được xếp hàng đầu chuyên về Cổ Học Văn Kỳ Tự, Từ Phú, ông cũng có nghiều nghiên cứu về Âm Dương Thuật Toán Ngũ Hành cũng Bốc Phệ Dịch Kinh. Ông từng chú giải rất nhiều dinh điển quan trọng như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh…

Quách Phác được hậu thế coi trọng là bậc Tổ Sư Khai Sơn của Học Thuật Phong Thủy, luận về Phong Thủy Học không thể không nói đến Quách Phác. Trong sách “Tấn Thư” nói về ông như sau “Phác chuyên học Kinh Thuật, sâu rộng có tài cao”, “Giỏi về cổ văn kỳ tự, có hiểu biết sâu sắc về thuật toán âm dương ngũ hành”, “Hiểu sâu sắc về bói Dịch và Ngũ Hành, chuyển họa tránh tai, thông biến vô cùng”…Tương truyền ông là người viết Táng Thư là người đầu tiên nói đến hai chữ Phong Thủy “葬者,乘生气也。经曰:气乘风而散,界水则止古人聚之使不散,行之使不散,行之使有止,故谓之风水” (Táng giả, thừa sinh Khí dã. Kinh viết: “Khí thừa Phong nhi Tán, giới Thủy tắc chỉ, cổ nhân tụ chi sử bất tán, hành chi sử bất tán, hành chi sử hữu chỉ, cố vị chi Phong Thủy). Cũng theo truyền thuyết Thành Ôn Châu (Nay vẫn còn) là do Quách Phác lợi dụng địa thế tự nhiên sử dụng các gọn núi xếp thành hình sao Bắc Đẩu mà kiến thiết.

Nói đến Quách Phác tất không thể không nhắc đến bộ sách “Táng Thư” nổi tiếng của Ông. Trong bộ sách này lần đầu tiên các thuật ngữ về Phong Thủy Học đã được sử dụng như Sinh Khí, Tàng Phong, Đắc Thủy, Hình Thế, Tứ Linh, Phương Vị …Sau này cho dù Phong Thủy Học đã phát triển thành nhiều môn nhiều phái, song các Tri Thức Căn Bản này đều được các Phái khai thác sử dụng rất nhiều.

Cuốn “Táng thư” hay còn gọi là “Táng kinh”, tách phong thủy khỏi tướng địa thuật truyền thống, giải thích cặn kẽ hàm nghĩa của hai từ phong thủy cũng như bàn rất kỹ về lý luận và thực tiễn của thuật phong thủy. Cuốn sách “Táng kinh” của Quách Phác chính là nền tảng cho sự phát triển của thuật phong thủy sau này. Vì vậy, người Trung Quốc lâu nay đều gọi Quách Phác là ông tổ của Phong Thủy Học.

Phong thuy hinh the

Phong Thủy Học của Quách Cảnh Thuần Tiên Sinh không chỉ là một bộ môn học thuật đơn thuần, cao hơn nữa nó chân chính là một Triết Lý Nhân Sinh về Hiếu Tâm (Lòng Hiếu Nghĩa) của con người. “Cho nên Danh Mộ trong thiên hạ đều ở tại chỗ đó. Đều là Chân Long phát tích, xa xa trăm dặm, hoặc hơn mười dặm mà kết Một Huyệt, tại chỗ Kết Huyệt là Núi bọc vòng vòng bảo vệ nâng đỡ, nước chảy quang co nuôi dưỡng, tầng tầng lớp lớp, sa thủy tụ tập, nương tựa trước sau. Hình thành một Huyệt tất là do tinh anh sông núi, ngưng kết dung hội mới thành được. Muốn lấy được cái Tinh Anh đất trời đó, lấy di cốt cha mẹ mà táng tại nới đó, gửi gắm cả tương lai con cháu chỗ ấy, cho nên cũng là chỗ ký thác Tâm vậy. Ký thác Tâm ấy nên có cảm thông, tạo phúc cho hậu thế. Là Tâm của người có Trí Tuệ thông chỗ Khí, Khí lại thông với Trời, lấy cái Linh của Tâm người thông với cái Linh của Đất Trời Càn Khôn, giáng Thần dục Tú, là hợp lại nguồn sinh tức….Bởi vậy Tung Sơn xuất hai Đại Thừa Tướng, núi Ni Khâu sinh ra Đức Khổng Tử, nào phải ngẫu nhiên đâu ?! chẳng phải chôn xương cốt đâu, là chôn Tâm Người đó vậy.”…
Những truyền thuyết về Đại sư phong thủy Quách Phác:

Chuyện kể rằng, khi mọi người định ở tại bờ bắc của sông mà kiến thiết thành mới, cho mời Quách Phác điểm đất, ông đi thuyền qua bờ bắc xem đất, nhận thấy đất nơi ấy quá nhẹ, không để xây thành được, mới đi qua bên này sông, trèo lên dãy núi phía Tây Bắc, xem thấy các ngọn núi hình thành nên một chuỗi tựa hình sao Bắc Đẩu, Hoa Cái Sơn khóa ngay cửa khẩu, liền nói với mọi người: “Nếu kiến thiết Thành mới ở phía ngoài núi, có thể tụ được Phú Quý, song e có nhiều họa chiến tranh, nếu kiến thiết Thành ở trong núi, có thể giữ được sự an định lâu dài” do đó mọi người đồng lòng kiến thiết Thành Ôn Châu dựa vào trong núi. Chỗ núi mà Quách Phác leo lên quan sát từ đó có tên là Quách Công Sơn, để lưu dấu công tích một vị Đại Sư về Học Thuật Phong Thủy.

Ở thời phong kiến Trung Quốc, bọn đào trộm mộ bị người ta cực kỳ khinh khét, đặc biệt là các bậc vua chúa. Thế nhưng, các thầy phong thủy thì khác hẳn. Với các bậc đế vương, thầy phong thủy được coi như những vị thánh sống, có thể biết chuyện quá khứ, dự đoán tương lai.

Thời bấy giờ, người ta quan niệm rằng, giang sơn của đế vương có thể được ngàn đời hay không, không chỉ phụ thuộc vào tài năng và quyền lực của ông ta mà còn phụ thuộc vào việc có chiếm được một long huyệt cực đẹp về phong thủy hay không. Tìm kiếm long huyệt là một việc không dễ dàng chút nào, những người bình thường không thể làm được. Các thầy phong thủy được sinh ra để giải quyết những việc này. Do vậy, trước sau họ luôn có những “chức vụ quan trọng” thực sự của các đế vương.

Sách “Thái Bình Quảng ký” chép về Quách rằng: “Quách là người uyên bác, biết hết thiên văn, địa lý, các sách bói toán, bốc dịch cho tới phong thủy, biết được cả chuyện quỷ thần, không nghề nào là không giỏi”. Trong sách này, Quách Phác được miêu tả thành một kẻ nửa thần nửa người, nửa âm, nửa dương, không chỉ biết được tất cả mọi việc trong thiên hạ mà còn biết cả chuyện cõi âm.

Không chỉ trong sử sách, trong dân gian cũng lưu truyền không ít những câu chuyện liên quan tới khả năng siêu phàm của Quách Phác.

Những ghi chép vốn đã nhuốm màu sắc hoang đường, nay lại một lần nữa được bồi tụ bởi những truyền thuyết trong dân gian khiến Quách Phác càng trở nên “xuất thần nhập hóa”.
Nhiều tài:

hinh dai su phong thuy Quach PhacKhi Quách Phác còn chưa nổi tiếng, mẹ của Quách qua đời, Quách chọn một mảnh đất rất bình thường an táng cho mẹ. Mảnh đất này nằm các rất gần nguồn nước, do vậy mỗi khi tới mùa, trời mưa là ngôi mộ lại bị chìm trong nước.

Khi đó, các thầy phong thủy đều nói rằng, phong thủy của mảnh đất mà Quách chọn quá dở. Tuy nhiên, Quách Phác không hề để ý, tiếp tục kiên trì ý kiến của mình.

Rất kỳ quái là chỉ vài năm sau, do phù sa bồi đắp, nơi đặt mộ của mẹ Quách không những không bị nước nhấn chìm, mà xung quanh ngôi mộ còn hình thành một ruộng dâu tươi tốt. Sự kiện này sau đó đã khiến tên tuổi Quách Phác trở nên nổi tiếng. Nhiều người từ những nơi rất xa cũng lặn lội tới tìm Quách nhờ xem mộ.

Lúc bấy giờ Tấn Nguyên Đế cũng là người thích phong thủy, nghe tiếng Quách Phác có biệt tài tìm đất đặt mộ đặc biệt linh nghiệm, do vậy, Tấn Nguyên Đế liền tự mình đi xem những mộ huyệt mà Quách Phác đã chọn.

Một lần, trên một sườn núi, Tấn Nguyên Đế gặp một người nông dân đang đào mộ ở một mảnh đất có địa thế rất đẹp, đương thời gọi là long giác vì vậy mới tới chỗ của người nông dân hỏi: “Vì sao ông lại tìm được mảnh đất này để đặt mộ?”.

Người nông dân trả lời: “Đây là do Quách Phác tiên sinh chỉ cho tôi. Ông ấy nói, nếu như chôn ở chỗ này thì không tới 3 năm tôi sẽ có thể gặp được thiên tử”.

Tấn Nguyên Đế nghĩ tên nông dân này to gan mới hỏi: “Ngươi định chôn ở đây để trong nhà sinh ra một thiên tử phải không?” Người nông dân cười nói: “Không phải là nhà tôi sinh ra thiên tử mà là có thể thiên tử sẽ tới đây mà thôi”.

Vậy là rõ, chính Tấn Nguyên Đế là thiên tử và ông ta đang đứng ở ngay trước mặt người nông dân chứ ai. Nghĩ vậy, Tấn Nguyên Đế rất lấy làm khâm phục Quách Phác và quyết định gặp mặt cho bằng được thầy phong thủy họ Quách này để nhờ ông ta tìm cho mình một ngôi mộ những mong đế vị có thể truyền tới vạn đời.

Việc Quách Phác có tìm được đất đặt mộ như ý muốn của Tấn Nguyên Đế hay không thì không thấy sử sách nào ghi chép. Tuy nhiên, sử sách cũng có ghi lại một câu chuyện về việc Quách Phác tìm mộ cho một viên quan họ Trương, tên Dụ.

Trong sách “Nam Sử” phần Trương Dụ chuyện có kể rằng, khi cố nội Trương Dụ qua đời, người ta có mời Quách Phác xem phong thủy và chọn nơi đặt mộ.

Quách Phác tìm kiếm một hồi thì tìm được hai vị trí tốt để Trương Dụ lựa chọn và nói: “Nếu như chôn ở huyệt mộ thứ nhất thì ông có thể sống tới trăm tuổi, làm quan tới tam tư (tức các chức Đại Tư Mã, Tư Đồ, Tư Không, các chức quan hàng đầu trong triều đình phong kiến thời Hán) nhưng con cháu lại không hưng vượng.

Nếu như chôn ở vị trí thứ hai thì tuổi thọ của ông sẽ giảm đi một nửa, quan vị cũng thấp hơn song tôn tử lại sẽ rất hưng vượng, giàu sang, phú quý”.

Trương Dụ nghe xong, chẳng cần phải suy nghĩ, lựa chọn huyệt mộ thứ hai vì cho rằng, con cháu được giàu sang phú quý vẫn là điều quan trọng hơn cả. Sự thực sau đó diễn ra đúng như Quách Phác đã nói. Trương Dụ chết khi tuổi mới quá 40, thế nhưng con cháu Trương Dụ thì lại làm quan rất to và vô cùng giàu có.

Một câu chuyện khác lại kể rằng, lúc bấy giờ ở Dương Châu có một viên quan tên là Cố Cầu. Chị của Cầu bị bệnh đã hơn 40 năm mà vẫn nằm trên giường không khỏi. Khi nghe tiếng của Quách, Cố Cầu đã tìm tới nhờ Quách bốc cho mình một quẻ xem vì sao bệnh tình của chị mình lâu thế vẫn chưa khỏi.

Quách đồng ý bốc cho Cầu một quẻ. Sau khi bốc quẻ, Quách nói: “Tổ tiên nhà họ Cố trước đây từng giết một con rắn thần, do vậy phần mộ tổ tiên không được yên nên mới sinh bệnh tật ở con cháu”.

Cố Cầu sau đó về tra cứu lại gia phả thì quả thực có chuyện đó từng xảy ra. Sau đó, Cố Cầu đã vội làm lễ tạ tội với linh xà thì bệnh của người chị lập tức khỏi ngay.
Và cũng lắm tật:

Quách Phác là một thầy phong thủy có tài, tuy nhiên, tật cũng nhiều không kém. Sách “Sưu thần ký” có chép một câu chuyện về Quách như rằng, khi Quách hãy còn chưa nổi tiếng, từng có thời gian phụ việc cho quan thái thú Lô Giang là Hồ Mạnh Khang.

Trong thời gian này, Quách Phác để mắt tới một người hầu gái trong phủ họ Hồ, tuy nhiên, do khi đó chưa địa vị, lại cũng chẳng có tiền nên không biết làm thế nào để lấy được người mình yêu.

Cuối cùng, Quách Phác nghĩ ra một kế. Đêm hôm đó, Quách dùng đậu đỏ rắc xung quanh nhà họ Hồ.

Sáng sớm hôm sau, Hồ Mạnh Khang tỉnh dậy muộn, đột nhiên phát hiện ra xung quanh nhà như có hàng ngàn người mặc áo đỏ vây quanh.

Tới khi chạy tới gần xem thì những người ấy hoàn toàn biến mất. Cứ như vậy lặp đi lặp lại nhiều ngày, Hồ Mạnh Khang cảm thấy có điều gì đó bất thường nên đem chuyện này nói với Quách Phác.

Chỉ đợi tới lúc đó, Quách Phác mới nói: “Trong nhà ông có một nữ nô tì mệnh tương khắc với căn nhà này. Vì vậy, muốn tránh tà mà đến như vậy, chỉ còn cách đem nô tì này ra bán ở cách nhà 20 dặm, giá bán phải rẻ thì mới có thể hóa dữ thành lành được”.

Hồ Mạnh Khang tin Quách Phác nói thật, vội vã đem cô nô tì nọ ra bán. Quách Phác đã bố trí người từ trước, đứng sẵn ở đó để đợi mua cô nô tì với giá rẻ.

Hồ Mạnh Khang không những không biết Quách Phác làm trò với mình, thậm chí còn rất cảm kích Quách Phác, khắp nơi truyền tụng Quách Phác là một thầy phong thủy cao tay.

Tuy nhiên, người ta thường nói, đi đêm thì cũng có ngày gặp ma, Quách Phác cuối cùng đã gặp nạn vì nữ sắc. Quách có một người bạn thân tên là Hoàn Di. Do là chỗ bạn thân, nên Hoàn Di thường tùy tiện vào nhà của Quách mà chẳng đánh tiếng. Lần nào Hoàn Di mở cửa vào nhà của Quách Phác, cũng gặp lúc Quách đang vui đùa với tình nhân.

Để hạn chế những tình huống trớ trêu ấy, Quách Phác nói với Hoàn Di rằng: “Hoàn Di à, mỗi lần ông tới đều có thể đi thẳng vào trong nhà tôi, không cần nể nang gì. Tuy nhiên, tuyệt đối không được vào nhà vệ sinh tìm tôi, nếu không chúng ta sẽ gặp đại họa”. Hoàn Di nghe xong rồi để đó chứ không quan tâm tới Quách Phác nói gì.

Một hôm, sau khi uống say, Hoàn Di tới nhà Quách Phác, vào nhà không thấy Quách Phác đâu, Hoàn Di đi thẳng vào nhà vệ sinh để tìm.

Chỉ thấy trong nhà vệ sinh, Quách Phác đang cởi trần, tóc tai rũ rượi, miệng ngậm dao tế lễ, chẳng biết là đang tu luyện hay làm phép. Quách Phác nhìn thầy Hoàn Di thất kinh nói: “Hai chúng ta chết tới nơi rồi!”.

Quả thực, ít lâu sau, Vương Đội định mưu phản mới lệnh cho Quách Phác tới xem việc mưu phản có thành công không.

Quách Phác bốc quẻ nói quẻ không tốt. Vương Đội tức giận, nghĩ rằng, việc chưa bắt đầu đã bị Quách Phác làm cho đen đủi nên tức giận ra lệnh giết chết Quách Phác.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0585662660
Liên hệ