Cách chọn cửa cho ban công, lô gia hợp lý

Cách chọn cửa cho ban công, lô gia hợp lý

Trong thiết kế kiến trúc, ban công và lô gia là không gian quan trọng trong cấu tạo của ngôi nhà. Do đó, việc lựa chọn cửa cũng như sử dụng ban công, lô gia đúng cách là điều mà rất nhiều người quan tâm.

ban công và lô gia là không gian quan trọng trong cấu tạo của ngôi nhà.
Trong thiết kế kiến trúc, ban công và lô gia là không gian quan trọng trong
cấu tạo của ngôi nhà.
Lô gia trong thiết kế của các tòa nhà cao tầng có tác dụng để đặt cục điều hòa, máy giặt hay phơi quần áo, điều này không chỉ đảm bảo quy chuẩn thiết kế mà còn mang tạo thẩm mỹ cho căn hộ.
Xét về mặt cấu trúc, ban công là phần diện tích nhô ra ngoài mặt tiền của ngôi nhà và có từ 2-3 mặt tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên, còn lô gia thì không nhô ra ngoài mặt tiền của ngôi nhà và chỉ có 1 mặt tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên. Những ngôi nhà thấp tầng hoặc những căn hộ từ tầng 6 trở xuống thường thiết kế ban công. Ban công trước đây là không gian để hóng mát hoặc phơi quần áo, hiện nay các gia chủ thường dùng để trồng cây cảnh giúp gia tăng vẻ đẹp của ngôi nhà. 
Đối với những ngôi nhà theo kiến trúc hiện đại, lô gia được thiết kế thay ban công. Đặc biệt, theo TCXDVN 323:2004 về tiêu chuẩn thiết kế, chỉ có thể thiết kế lô gia đối với nhà từ tầng 6 trở lên và không được thiết kế ban công. Với mỗi vị trí khác nhau, lô gia sẽ có những tác dụng khác. Nếu gắn liền với phòng ngủ, lô gia thường được dùng để đặt chậu hoa, cây cảnh trang trí; gắn liền với phòng sinh hoạt chung hay phòng bếp, lô gia thường được dùng để đặt máy giặt, cục điều hòa nhiệt độ, dàn phơi quần áo… Vì được thiết kế ẩn vào trong sàn nên lô gia không hề làm mất đi vẻ thẩm mỹ của ngôi nhà.
Cách đặt cửa ra ban công, lô gia theo truyền thống thường quay ra ngoài. Nhưng cách đặt này sẽ rất bất tiện khi bên ngoài đặt chậu hoa, cây cảnh, máy giặt hay cục điều hòa. Vậy giải pháp cho trường hợp này là nên dùng cửa mở trượt, mở quay hoặc mở quay lật vào trong. Theo các chuyên gia thiết kế, loại cửa mở quay lật vào trong là dòng ưu việt nhất. Với loại cửa này, người dùng có thể mở theo 3 chế độ khác nhau: Mở để thông phòng 180 độ hoặc 90 độ, mở thoáng khí 15 độ và mở thông hơi 1-2 độ. Trong đó, chế độ mở thông hơi giúp tạo nên sự thông thoáng cho căn phòng, đồng thời, đảm bảo an toàn cho gia chủ.
Về cửa đi mở trượt ra ban công, lô gia dù rẻ hơn so với các loại cửa khác một chút nhưng độ kín khít lại không cao bằng nên không phù hợp với các công trình yêu cầu độ cách âm cao.
Cửa ra ban công, lô gia khác với cửa đi chính là ít đóng mở hơn nhưng lại yêu cầu mức độ an toàn cao hơn vì dễ có nguy cơ đột nhập từ bên ngoài. Với cửa mở quay lật vào trong có thể mở được chế độ mở thông hơi sẽ đảm bảo an toàn như khi khóa cửa. 
Đồng thời, các đơn vị thực hiện cũng cần lưu ý đến độ kín khít, chống thấm, kết cấu cửa và hệ phụ kiện đúng cách. Do vị trí cửa này chịu tác động trực tiếp của mưa gió nên yêu cầu cao về độ kín khít, cách âm cách nhiệt nhằm tránh nước mưa rò rỉ vào nhà làm hỏng sàn gỗ, đồ dùng.. . Độ cao của ban công cần thấp hơn so với sàn nhà để đề phòng trường hợp nước mưa ở ban công tràn qua khe hở lắp đặt giữa khuôn cửa và sàn nhà vào trong nhà.
Vật liệu làm cửa ban công, lô gia thường là uPVC, nhôm hay nhôm gỗ. Tùy theo kinh phí và tình hình thực tế của từng ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn chất liệu phù hợp.
 Đối với các ngôi nhà cao tầng, chủ đầu tư nên lựa chọn kính cường lực hoặc kính an toàn cường lực vì thường xuyên phải chống chọi với gió lớn, mưa bão. Với những căn nhà hướng Tây, gia chủ nên dùng hộp kính được bơm khí trơ có khả năng để giảm sự truyền nhiệt từ bên ngoài vào nhà và thất thoát nhiệt từ trong nhà ra môi trường. Không chỉ vậy,  kính hộp còn có tác dụng cách âm hiệu quả, mang lại cho bạn một không gian hết sức yên tĩnh và thoải mái.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0585662660
Liên hệ