Hiểu sao cho đúng về “Trai mùng một, gái hôm rằm”
Dân gian vẫn có câu “Trai mùng một, gái hôm rằm. Nuôi thì nuôi vậy nhưng căm dạ này” để chỉ những đứa trẻ sinh ngày mùng một, hôm rằm có tính khí khác thường, khó nuôi khó ở. Quan niệm này liệu có cơ sở?
Phải chăng, tất cả những bé nam sinh ngày mùng một âm lịch, bé gái sinh ngày rằm đều có tính cách khác thường? Lý giải của các chuyên gia, nhà văn hóa sẽ phần nào hé mở cùng bạn đọc về quan niệm dân gian này.
Chịu ảnh hưởng từ sức hút của mặt trăng
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) thì lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở một phần bởi ảnh hưởng sức hút của mặt trăng với thủy triều.
Theo đó, “âm lịch là tính theo chu kỳ của mặt trăng, dương lịch là tính theo chu kỳ của mặt trời. Thủy triều thay đổi theo sức hút của mặt trăng. Bởi vậy, chính sức hút của mặt trăng cũng đã gây ra trạng thái “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi theo quy luật này. Nó chính là nguyên nhân gây nên những tương tác đến hệ thần kinh và các chức năng khác của cơ thể, làm thay đổi chu kỳ sinh học…
TS Vũ Thế Khanh, Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ Tin học ứng dụng (UIA) thì lý giải mối quan hệ giữa việc con trai sinh đêm mùng một, con gái sinh đêm hôm rằm trên cơ sở một phần bởi ảnh hưởng sức hút của mặt trăng với thủy triều.
Theo đó, “âm lịch là tính theo chu kỳ của mặt trăng, dương lịch là tính theo chu kỳ của mặt trời. Thủy triều thay đổi theo sức hút của mặt trăng. Bởi vậy, chính sức hút của mặt trăng cũng đã gây ra trạng thái “thủy triều sinh học” trong cơ thể con người, làm cho chất lỏng trong cơ thể con người cũng có những thay đổi theo quy luật này. Nó chính là nguyên nhân gây nên những tương tác đến hệ thần kinh và các chức năng khác của cơ thể, làm thay đổi chu kỳ sinh học…
Những ai sinh vào hai đêm đó sẽ có những biến đổi sinh học đặc biệt hơn so với người sinh vào các đêm khác bởi 2 thời điểm này sự phân bố giữa mặt trời- trái đất- mặt trăng ở những vị trí đối cực. Trong đêm hôm rằm (âm lịch) các hành tinh sắp xếp theo thứ tự như sau: Mặt trời – Trái đất – Mặt trăng, nhưng với đêm hôm mồng 1 (âm lịch) thì thứ tự là: Mặt trời – Mặt trăng – Trái đất. (chính vì vậy, hiện tượng nguyệt thực thường xảy ra vào các ngày trăng tròn do trái đất che ánh sáng chiếu tới mặt trăng, còn nhật thực lại thường xảy ra ở các ngày trăng khuyết do mặt trăng che ánh sáng chiếu tới trái đất)”, ông Khanh nói.
Cũng theo ông Khanh, trong quan niệm văn hóa dân gian thì mặt trăng biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính (con gái), còn mặt trời biểu trưng cho dương khí, tương đồng với dương tính (con trai). Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng vượng nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ cao nhất những đặc tính này, và một phần được chuyển hóa vào trong tính cách…
Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất (thậm chí không nhìn thấy), dương khí sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những đặc tính mạnh mẽ của dương khí vào tính cách. o ảnh hưởng của lực hấp dẫn trong vũ trụ trong hai ngày đó, cộng với sự thống kê bằng kinh nghiệm dân gian nên người ta thực sự tin rằng, “trai mùng một, gái hôm rằm” có những tính khí đặc biệt, khác người, đương nhiên có những nét hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào”, ông Khanh cho hay.
Không nên can thiệp bằng y học
Trên thực tế, có nhiều gia đình đã chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh “trai mùng một, gái hôm rằm” để dễ bề chăm sóc, không “trái tính trái nết” theo quan niệm truyền thống.
Thế nhưng, TS Vũ Thế Khanh phản bác: “Theo lý số, mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh riêng do tích hợp yếu tố nhân duyên từ kiếp quá khứ và truyền thống gia đình, hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học theo kiểu sinh con theo ý muốn giờ giấc của cha mẹ như thế.
“Việc người ta cho rằng “trai mùng một, gái hôm rằm” là tính khí khác người đến nay cũng hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Tất nhiên, nó sẽ đúng với một tỷ lệ nào đó chứ không thể áp dụng cho tất cả những ai sinh ra vào hai đêm này. Cũng không thể đả phá quan niệm này được, vì nó thuộc về văn hóa, lòng tin. Vấn đề là cần phải nhận thức đúng đắn để có cách hành xử, giáo dục trẻ cho phù hợp”. TS Vũ Thế Khanh
Nếu ta can thiệp bằng y học phi tự nhiên thì các yếu tố đặc trưng theo ngày giờ sinh sẽ không còn ứng nghiệm nữa. Bởi nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.
Việc can thiệp bằng y học để tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu. Nhưng nếu chỉ can thiệp bằng y học không thôi thì không đủ và cũng không cần thiết. Cái quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ”.
Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng “đức năng thắng số”. “Dù sinh ra vào ngày, giờ nào nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được, bà nêu quan điểm.
Cũng theo ông Khanh, trong quan niệm văn hóa dân gian thì mặt trăng biểu trưng cho âm khí, tương đồng với âm tính (con gái), còn mặt trời biểu trưng cho dương khí, tương đồng với dương tính (con trai). Ngày rằm trăng sáng nhất, đẹp nhất thì âm khí cũng vượng nhất. Con gái sinh vào đêm đó được hội tụ cao nhất những đặc tính này, và một phần được chuyển hóa vào trong tính cách…
Ngược lại, ngày mùng một trăng mờ nhất (thậm chí không nhìn thấy), dương khí sẽ thịnh nhất. Con trai sinh vào đêm đó sẽ hội tụ những đặc tính mạnh mẽ của dương khí vào tính cách. o ảnh hưởng của lực hấp dẫn trong vũ trụ trong hai ngày đó, cộng với sự thống kê bằng kinh nghiệm dân gian nên người ta thực sự tin rằng, “trai mùng một, gái hôm rằm” có những tính khí đặc biệt, khác người, đương nhiên có những nét hoặc tích cực hoặc tiêu cực chứ không hoàn toàn thiên về một bên nào”, ông Khanh cho hay.
Không nên can thiệp bằng y học
Trên thực tế, có nhiều gia đình đã chọn ngày giờ sinh cho trẻ, tránh “trai mùng một, gái hôm rằm” để dễ bề chăm sóc, không “trái tính trái nết” theo quan niệm truyền thống.
Thế nhưng, TS Vũ Thế Khanh phản bác: “Theo lý số, mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh riêng do tích hợp yếu tố nhân duyên từ kiếp quá khứ và truyền thống gia đình, hoàn toàn do tự nhiên sắp đặt chứ không thể can thiệp bằng y học theo kiểu sinh con theo ý muốn giờ giấc của cha mẹ như thế.
“Việc người ta cho rằng “trai mùng một, gái hôm rằm” là tính khí khác người đến nay cũng hoàn toàn dựa trên cơ sở kinh nghiệm. Tất nhiên, nó sẽ đúng với một tỷ lệ nào đó chứ không thể áp dụng cho tất cả những ai sinh ra vào hai đêm này. Cũng không thể đả phá quan niệm này được, vì nó thuộc về văn hóa, lòng tin. Vấn đề là cần phải nhận thức đúng đắn để có cách hành xử, giáo dục trẻ cho phù hợp”. TS Vũ Thế Khanh
Nếu ta can thiệp bằng y học phi tự nhiên thì các yếu tố đặc trưng theo ngày giờ sinh sẽ không còn ứng nghiệm nữa. Bởi nếu vậy thì ai cũng sẽ chọn ngày giờ tốt cho con, làm gì còn người phải chịu cảnh khổ sở, nghèo túng nữa.
Việc can thiệp bằng y học để tránh sinh con vào đêm mùng một và đêm rằm cũng là tâm lý dễ hiểu. Nhưng nếu chỉ can thiệp bằng y học không thôi thì không đủ và cũng không cần thiết. Cái quan trọng nhất là việc phụ huynh quan tâm giáo dục con em mình ra sao, không nên nuông chiều con cái thái quá để chúng coi mình là nhất, dễ sinh hư hỏng. Những đứa trẻ sinh ra vào hai đêm đặc biệt đó, nếu có những tính tốt thì gia đình cần giúp trẻ phát huy, ngược lại phải biết rèn giũa, uốn nắn trẻ”.
Cùng chung quan điểm, TS Nguyễn Ánh Hồng cũng cho rằng “đức năng thắng số”. “Dù sinh ra vào ngày, giờ nào nhưng được sự giáo dục, quan tâm chăm sóc của gia đình sẽ giúp cho đứa trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tâm hồn một cách hài hòa. Không thể cứ đổ tội cho sinh vào mùng một, ngày rằm để thoái thác vai trò giáo dục của gia đình được, bà nêu quan điểm.