VẬT PHẨM TỐT LÀNH BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU

VẬT PHẨM TỐT LÀNH BIỂU TƯỢNG TÌNH YÊU

Nhiều người sau khi “ván đã đóng thuyền”, mới gặp được trai thanh gái lịch mà mình thật sự ưng ý, trong trường hợp này, cho dù có giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng, không để xảy ra ngoại tình thì chưa chắc vợ chồng đã sống được êm ấm mặn nồng với nhau cho đến khi răng long đầu bạc.
Trong phạm vi bài này, đi sâu nghiên cứu phân tích về các đồ vật tốt lành biểu tượng cho tình yêu và hôn nhân.
Khi bạn bè cưới vợ, có thể tặng họ một ngọc khí cổ chạm khắc hình ngó sen vàng, tặng vật đó có ý nghĩa gì đặc biệt không? Ngó sen là biểu tượng lứa đôi, còn ngọc cổ là đồ vật quý giá có tác dụng giải hạn, tránh tà ma, vượng khí. Như vậy ngọc chạm ngó sen mang ý nghĩa “ông trời se duyên”. Một số bức tranh vẽ ngó sen, cũng mang hàm ý duyên trời tác hợp như vậy.
• Uyên ương
Uyên ương là loài chim quý, nhưng có một đặc tính nổi bậc là con trống con mái suốt đời ở bên nhau, con trống ở bên trái con mái ở bên phải, cổ nhân coi uyên ương, là biểu tượng của lứa đôi, theo truyền thuyết, nếu trong một cặp uyên ương, chẳng may một con bị chết thì con kia sẽ ở vậy suốt đời không đi theo ai. Trong dịp cưới hỏi, người ta hay tặng tranh uyên ương đùa dưới nước để cầu chúc hạnh phúc.
• Vạn niên thanh
Đáng tiếc là trong xã hội thời nay ít người tặng nhau vạn niên thanh, chẳng qua vì đó là cây cỏ rẻ tiền. Nhưng trong tiệc cưới ngày xưa, khách mời thường tặng cho đôi vợ chồng mới một chùm vạn niên thanh, để cầu chúc cho họ ân ái trọn đời.
• Củ ấu, linh chi
Trong tiếng Hán củ ấu gọi là “linh chi” chữ linh ở đây trùng với chữ linh trong câu “phúc chí tâm linh”, còn chữ linh trong “linh chi” thì hoàn toàn trùng hợp với chữ linh trong “phúc chí tâm linh”, vì thế rất nhiều vật trang trí bằng ngọc được chạm khắc củ ấu và linh chi, khi trái gái yêu nhau thì tặng kỷ vật này, mong cho tình đầu ý hợp.
Riêng linh chi là vị thuốc tiên, nghe nói chữa trị được bách bệnh. Vì vậy nếu tặng ai chạm ngọc hay bức tranh vẽ hình linh chi là tỏ ý cầu chúc sức khỏe.
• Chồn (1)
Loài chồn này trong tiếng Hán gọi là “Hoan”, hình dạng giống con cáo nhưng có bộ lông rất ấm, vi âm “Hoan”, trùng với âm “Hoan” trong hoan lạc, nên người ta hay tạc hình nó trên đồ trang sức bằng ngọc để tặng nhau, thông thường thì chạm hai con đang quấn quýt bên nhau, để biểu lộ ý “hợp hoan”, đây là món quà thích hợp cho vợ chồng mới cưới.
Một kiểu phác họa khác là hình một con chồn đang đậu trên lá cây mang ý nghĩa “hoan tâm thủ nghiệp” (tức là một lòng theo đuổi nghề nghiệp). Cha mẹ cho con để cầu mong con cái phấn đấu nên người, nối được cơ nghiệp của cha mẹ.
(1) Chồn “Hoan” có tên khoa học là Meles meles; có hai loại chồn là chồn chó và chồn lợn, thân dài 50 – 65 cm, đầu dài, tai ngắn, lông màu xám, đào hang hoặc trèo trên cây, phân bố ở châu âu, châu á, bộ lông rất quý, thịt thơm ngon.
• Rồng phượng báo điềm lành
Tiếng Hán gọi là “Long phượng trình tường”, bức tranh này thường được bày trong tiệc cưới, trong nhà hàng để trang trí, nếu hội trường có treo tranh long phượng thì gọi là hội trường rồng phượng. Khi tặng tranh long phượng cho bạn bè là cầu chúc điều tốt lành, may mắn cho người đó.
• Hai tiên hòa hợp
Nhiều người thích thờ bức tranh “hai tiên hòa hợp” trong nhà, bức tranh này mang ý nghĩa cầu mong cho vợ chồng hòa hợp, tương thân tương ái như là tiên nhân vậy. Tác giả cũng đã từng thử đem tặng ngọc quý khắc họa hai tiền hòa hợp cho học sinh khi họ tổ chức lễ cưới, chất liệu bằng ngọc trắng, có thể làm bùa đeo trên người, thâm ý của nó là: Ngọc cổ biểu tượng cho thời vận, có khả năng chống tà ma, giải trừ tai ách, còn hai tiên hòa hợp là tỏ ý mong muốn cho vợ chồng hòa thuận êm ấm cho đến lúc già. Tạo hình hai tiên hòa hợp, trong đó một vị tiên tay cầm bông lúa, còn vị kia tay cầm cái hộp ý nói “hòa hợp” (1), đôi khi vẽ một ông tiên cầm hoa sen, một ông khác cầm cái khay tròn, trên đó đựng đầy ngọc ngà châu báu, từ trong chiếc hộp trên khay có một con dơi bay ra biểu thị của cải vào nhiều như nước, còn chữ hoa sen cũng có âm là hà, rất giống với “hòa” trong hòa hợp, vì vậy tranh này cũng mang ý nghĩa “hòa hợp”.
(1) Trong tiếng Hán, rơm lúa gọi là “hòa”, còn cái hộp gọi là “hợp” hai thứ để gần nhau là biểu tượng “hòa hợp”.
• Hoa đào
Phong tục ở nhiều nơi thích bày hoa đào trong dịp tết nhất, còn nam nữ thì mong mình gặp số “đào hoa”, nên họ tìm mua bằng được hoa đào về trang trí trong nhà.
• Giày dép
Nói chung, người ta không thích mua sắm giầy trong dịp tết, vì âm đọc của chữ “giầy dép” giống như tiếng than thở, điềm báo chủ nhân gặp chuyện không vui. Nhưng lúc cưới hỏi, thì trong khoản hồi môn của nhà gái giành cho cô dâu nhất thiết phải có giầy dép, vì âm chữ “giầy” trong tiếng hán là “hài” lại trùng với chữ “giai” trong “Bách niên giai lão”(1).
(1) Âm “giai” trong bách niên giai lão cũng có thể đọc là “hài”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0585662660
Liên hệ