NGOẠI
Chương Trình Phổ Thông Giáo Lý – 2008
TRONG ĐẠO CAO ĐÀI ”
(HDV:
HT. Nguyễn Trung Đạo)
CÚNG SAU ĐÁM TANG:
“TUẦN CỬU – TIỂU TƯỜNG & ĐẠI TƯỜNG”
I- TUẦN CỬU:
Tuần Cửu là khoảng thời gian 9 ngày và cứ lập đi lập lại đủ 9 lần như thế.
chết, Phật Giáo cho làm Tuần Thất, còn Đạo Cao Đài thì cho làm Tuần Cửu. Một
tín đồ Cao Đài (giữ trai kỳ đủ 10 ngày), sau khi chết, đuợc làm Tuần Cửu tại
Thánh Thất sở tại với nghi thức đặc biệt, ấn định trong Nghi lễ của Đạo Cao
Đài.
Sau khi chết (ngày chết đuợc đếm là 1), đếm đến ngày thứ 9, thân nhân đem Linh
vị người chết đến Thánh Thất sở tại vào đúng thời Ngọ tức 12 giờ trưa (ở nước
ngoài thì tùy hoàn cảnh) để làm Tuần Cửu thứ nhứt. Đến ngày thứ 18 thì làm Tuần
Cửu thứ nhì. Nói chung, sau mỗi lần làm Tuần Cửu, Chơn hồn sẽ được lần lượt đưa
lên các từng Trời với sự trợ giúp của các Đấng Thiêng Liêng, đặc biệt là của
Cửu Vị Tiên Nương Diêu Trì Cung (Cửu Vị Nữ Phật), để cuối cùng được đưa đến
Cung Diêu Trì (Cửu thứ Chín) ở từng trời Tạo Hóa Thiên. Nơi đây, Chơn hồn được
hưởng:
Hội Bàn Đào, Diêu Trì Cung,
Phục sinh đào hạnh rượu hồng thưởng ban.
Sau đó, Chơn hồn được đưa vào Cung Bắc Đẩu xem căn quả để biết số phận của
mình, rồi được học nghi lễ Thiên Triều để chờ ngày vào bái lễ Đức CHÍ TÔN cho
đúng phép. Sau đó, Đức CHÍ TÔN ra sắc lịnh gọi Chơn hồn vào Ngọc Hư Cung để
biết xem được thưởng thăng lên hay bị trừng trị đọa xuống:
Cung Bắc Đẩu xem căn quả số,
Học triều nghi vào ở Linh Tiêu.
Ngọc Hư Cung, sắc lịnh kêu,
Thưởng, phong, trừng trị phân điều đọa thăng.
Chơn hồn đầy đủ công đức sẽ được đưa đến Bạch Ngọc Kinh để bái lễ Đức CHÍ TÔN:
Tiên phong Phật cốt mỹ miều,
Vào Kinh Bạch Ngọc lễ triều CHÍ LINH.
*Ghi chú: Từ Chơn hồn dùng ở đây đồng nghĩa với Chơn thần. Trong những
bài Kinh Tận Độ của Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn, Đức Ngài dùng từ Chơn hồn.
A- HÀNH LỄ TUẦN CỬU:
1)- Cúng Đức CHÍ TÔN: Từ Nhứt Cửu tới Cửu Cửu, kỳ nào cũng phải
cúng THẦY trước, có dâng Tam Bửu và Thượng Sớ, song không cần lễ nhạc, chỉ cần
một vài cây đàn để bắt giọng và đưa hơi. Cúng xong thì xả Đàn.
2)- Tụng Kinh Tuần Cửu: Đánh chuông nhập Đàn, vị Chứng Đàn,
Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo quì trước, kế đến là Khay Linh vị đặt ở giữa,
Tang gia quì sau Khay Linh vị. Đồng nhi tụng bài Kinh Khai Cửu “Đã quá chín
từng Trời đến vị…” (tụng 1 lần, nếu có trùng nhiều Tuần Cửu thì cũng chỉ tụng
một lần Khai Cửu mà thôi).
Tụng xong bài Khai Cửu, vị Chứng Đàn cùng Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo lạy
THẦY 3 lạy mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm câu Chú của THẦY. Xong, đứng dậy xá
Thiên Bàn 3 xá, quay ra sau xá Bàn Hộ Pháp một xá rồi đứng ra hai bên, Nam tả
Nữ hữu, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn tiếp tục quì. Đồng Nhi và Đồng Đạo tiếp tụng
bài Kinh Đệ Nhứt Cửu, hoặc Đệ Nhị Cửu, hay Đệ Tam Cửu… (mỗi bài tụng 3 hiệp).
Đến khi dứt thì niệm câu Chú của THẦY 3 lần, xong Tang gia lạy THẦY 3 lạy mỗi
lạy 4 gật, mỗi gật niệm câu Chú của THẦY. Lạy xong, Tang gia đứng dậy xá 3 xá
trước Thiên Bàn, quay ra sau xá Bàn Hộ Pháp một xá rồi đứng ra hai bên cùng với
Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo, kế đó là xả Đàn.
3)- Tụng Kinh Cầu Siêu: Trường hợp người qui vị giữ trai kỳ
dưới 10 ngày thì không tụng Kinh Khai Cửu và không tụng Kinh Đệ Nhứt Cửu hay Nhị
Cửu, thế vào đó là bài Kinh Cầu Siêu. Khi đánh chuông nhập Đàn, vị Chứng Đàn,
Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo quì trước cầu nguyện, kế đến là Khay Linh vị
đặt ở giữa, Tang gia quì sau khay Linh vị.
Cầu nguyện xong, tất cả lạy THẦY 3 lạy mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm câu Chú của
THẦY. Xong, vị Chứng Đàn cùng Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo đứng dậy xá Thiên
Bàn 3 xá, quay ra sau xá Bàn Hộ Pháp một xá rồi đứng ra hai bên, Nam tả Nữ hữu,
tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn tiếp tục quì.
Tất cả những người có mặt đều cùng tụng bài Kinh Cầu Siêu “Đầu vọng bái Tây
Phương Phật Tổ…”. Tụng như vậy cho đủ 3 hiệp. Đến khi dứt thì niệm câu Chú của
THẦY 3 lần, xong Tang gia lạy THẦY 3 lạy mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm
câu Chú của THẦY. Lạy xong, Tang gia đứng dậy xá 3 xá trước Thiên Bàn, quay ra
sau xá Bàn Hộ Pháp một xá rồi đứng ra hai bên cùng với Chức Sắc, Chức Việc và
Đồng Đạo, kế đến là xả Đàn.
4)- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Đánh chuông nhập Đàn để tụng Di Lạc Chơn
Kinh. Vị Chứng Đàn, Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo quì trước, kế đến là Khay
Linh vị đặt ở giữa, Tang gia quì sau Khay Linh vị. Tất cả đều tụng Kinh Di Lạc.
Tụng dứt thì niệm Danh một vị Phật, lạy một lạy (không gật). Lạy hết 53 vị Phật
thì niệm câu Chú của THẦY 3 lần, xong lạy THẦY 3 lạy mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm
câu Chú của THẦY. Lạy xong, tất cả đứng dậy xá 3 xá trước Thiên Bàn,
quay ra sau xá Bàn Hộ Pháp một xá rồi đứng ra hai bên, Nam tả Nữ hữu. Một số
Đồng Đạo khác vào lạy rồi xả Đàn.
Lễ Tuần Nhứt Cửu tại Thánh Thất đến đây là chấm dứt.
*Ghi chú:
Nếu Tang quyến có cúng Cửu Huyền và cúng Vong tại tư gia thì đó là điều tự
nguyện và cũng tốt. Bàn Trị Sự hành lễ Tuần Cửu và tụng Kinh Di Lạc để cầu
nguyện cho Vong linh được siêu thoát là đủ lễ.
Đến Tuần Cửu thứ nhì, thứ ba . . .cũng hành lễ giống như vậy, chỉ thay bài Kinh
Đệ Nhứt Cửu bằng bài Kinh Đệ Nhị Cửu, Đệ Tam Cửu,. . .
Tất cả các Tuần Cửu đều hành lễ giống như nhau, từ đệ nhứt Cửu kỳ đến đệ cửu
Cửu kỳ. Bàn Trị Sự tụng Kinh Cầu Siêu và tụng Kinh Di Lạc để cầu nguyện cho
Vong hồn được siêu thoát là đủ lễ.
B- TUẦN CHUNG CỬU:
Ngày chết đuợc đếm là 1, đến ngày thứ 9 thì hành lễ Tuần Đệ Nhứt Cửu, đến ngày
thứ 18, nghĩa là sau Nhứt Cửu 9 ngày, thì hành lễ Tuần Đệ Nhị Cửu, … đến ngày
thứ 81 thì hành lễ Tuần Đệ Cửu Cửu. Tới đây là dứt Tuần Cửu, nên Tuần Cửu Cửu
còn được gọi là Chung Cửu hay Hiệp Cửu. Tất cả các Tuần Cửu đều hành lễ giống
như nhau, chỉ khác nhau các bài kinh Đệ Nhứt Cửu, Đệ Nhị Cửu… Đệ Cửu Cửu.
Sau Tuần Chung Cửu 200 ngày thì làm Lễ Tiểu Tường.
Sau Tiểu Tường 300 ngày thì làm Đại Tường và Mãn tang.
*Xả Tang (Tang 3 tháng, đến Chung Cửu xả tang): Sau khi làm Lễ Chung
Cửu, có thể xả Tang cho: Cháu cố, cháu kêu bằng cậu hoặc dì, cháu gái xuất giá
kêu bằng chú bác cô, em cùng mẹ khác cha, . . (xem phần xả Tang sau Lễ Đại
Tường và Thời gian Thọ Tang ở phần cuối).
C- Ý NGHĨA CỦA CÁC TUẦN CỬU:
1)-Theo quyển Cao Đài Từ Điển của Đức Nguyên thì:
– Qua Tuần Đệ Nhứt Cửu, Chơn hồn được đưa lên từng Trời thứ nhứt
– Qua Tuần Đệ Nhị Cửu, Chơn hồn được đưa lên từng Trời thứ nhì
– Qua Tuần Đệ Tam Cửu, Chơn hồn được đưa lên từng Trời thứ ba gọi là từng Thanh
Thiên.
2)- Theo bài Thuyết Đạo của Ngài Hồ Bảo Đạo “Giải Thích Kinh Cúng Tuần
Cửu” thì, trong Tuần Đệ Nhứt Cửu và Đệ Nhị Cửu, Chơn hồn vẫn còn ở cõi trần.
Chơn hồn khi mới xuất ra khỏi thể xác thì còn khờ khạo chưa định tỉnh, nên chưa
biết đường đi. Vì vậy mà hai bài kinh Nhứt Cửu và Nhị Cửu là để nhắc cho Chơn
hồn nhớ lại quê xưa cảnh cũ, kêu gọi Chơn hồn phải định tỉnh để nhớ lại đường
về. Qua Tuần Đệ Tam Cửu, Chơn hồn mới bắt đầu đuợc đưa lên từng Trời thứ nhứt
là từng Thanh Thiên.
Thanh Thiên là các từng Trời:
– Huỳnh Thiên: Cửu 4.
– Xích Thiên: Cửu 5.
– Kim Thiên: Cửu 6,
– Hạo Nhiên Thiên: Cửu 7.
– Phi Tưởng Thiên: Cửu 8.
– Tạo Hóa Thiên: Cửu 9.
Nói chung, ở mỗi từng Trời, Chơn hồn được đưa đi bái kiến các Đấng Thiêng
Liêng, Thần Thánh Tiên Phật, quan sát các cảnh Thiêng Liêng tuyệt đẹp và sự mầu
nhiệm ở mỗi từng Trời.
* Nên nhớ rằng chỉ những vị Đạo hữu giữ trai kỳ từ 10 ngày đổ lên mới đuợc làm
Tuần Cửu, và được hưởng các ân huệ như trên.
II- TIỂU TƯỜNG VÀ ĐẠI TƯỜNG:
Tiểu là nhỏ, Đại là lớn, Tường là điềm tốt lành.
Tiểu Tuờng là ngày tốt lành nhỏ, Đại Tường là ngày tốt lành lớn.
Trong nhà có tang, cả nhà đều đau buồn thương nhớ người quá cố.Nhưng thời gian
trôi qua lâu dần, xoa dịu nỗi đau thương, cái buồn vơi đi đem lại cái vui như
một điều lành, điều tốt trở lại.
Vì vậy mà Tiểu Tường cũng có nghĩa là Tiểu kiết tường, và Đại Tường cũng có
nghĩa là Đại kiết tường (Kiết còn đọc là cát, có nghĩa là tốt, trái với Hung là
xấu. Ví dụ: Kiết nhựt là ngày tốt).
Theo Nho Giáo, Tiểu Tường là ngày giỗ đầu tiên của người chết, tức là sau khi
chết đúng một năm. Đại Tường là ngày giỗ lần thứ hai và cũng là ngày mãn tang.
Theo Tân Luật của Đạo Cao Đài thì kể từ ngày làm Lễ Chung Cửu, đếm thêm 200
ngày thì làm Lễ Tiểu Tường. Từ ngày làm Lễ Tiểu Tường, đếm thêm 300 ngày thì
làm Lễ Đại Tường. Như vậy, Lễ Tiểu Tường cách ngày chết 281 ngày (chưa đầy một
năm) và Lễ Đại Tường cách ngày chết 581 ngày (chưa đầy 2 năm).
Lễ Tiểu Tường cũng như Lễ Đại Tường phải được tổ chức nơi Thánh Thất sở tại.
Trong các Lễ Đại Tường, thì ngoài Linh vị có sẵn, cần làm thêm một lá Linh Phan
và lá Linh Phan nầy được đốt cùng một lúc với Linh vị. . (Xem chi tiết Cung
Phần Linh Phan và Linh Vị – Mục III: Hành Lễ Đại Tường).
Những vị giữ trai kỳ dưới 10 ngày mỗi tháng thì khi qui liễu không được phép
làm Linh Phan.
A- HÀNH LỄ TIỂU TƯỜNG:
1)- CÚNG PHẦN THIÊN ĐẠO:
Trước hết phải thiết lễ cúng Đức CHÍ TÔN, có dâng Tam Bửu và Thượng Sớ. Cúng
xong thì xả Đàn.
– Tụng Kinh Tiểu Tường: Đánh chuông nhập Đàn, vị Chứng Đàn, Chức Sắc, Chức Việc
và Đồng Đạo quì trước, kế đến là Khay Linh vị và Linh Phan đặt ở giữa, Tang gia
quì sau Khay. Đồng nhi tụng bài Kinh Khai Tiểu Tường “Đã quá chín từng Trời đến
vị…”.
Phần tiếp theo giống như lúc cúng Tuần Cửu, chỉ thay bài Kinh Tuần Cửu bằng bài
Kinh Tiểu Tường “Tịnh niệm phép Nhiên Đăng tưởng tín …”.
– Tung Kinh Cầu Siêu: Trường hợp người qui vị giữ trai kỳ dưới 10 ngày mỗi tháng
thì không tụng Kinh Khai Tiểu Tường và không tụng Kinh Tiểu Tường, thế vào đó
là bài Kinh Cầu Siêu. Phần tiếp theo giống như lúc cúng Tuần Cửu…
– Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Đánh chuông nhập Đàn để tụng Di Lạc Chơn Kinh. Vị
Chứng Đàn, Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo Nam Nữ quì trước, kế đến là Khay
Linh vị và Linh Phan (nếu giữ trai kỳ dưới 10 ngày thì không có Linh Phan) đặt
ở giữa, Tang gia quì sau Khay. Phần tiếp theo giống như lúc cúng Tuần Cửu …
2)- CÚNG PHẦN THẾ ĐẠO:
Sau khi tụng Kinh Di Lạc xong, đem Khay Linh vị và Linh Phan đến trước bàn thờ
Cửu Huyền, rồi Bàn Vong để làm Lễ Cáo Từ Tổ và cúng Vong, có Nhạc hoặc không,
có hai Lễ sĩ chấp sự và hai người Tiếp lễ.
a- Cáo Từ Tổ: Đem Khay Linh vị và Linh Phan để trước bàn thờ
Cửu Huyền Thất Tổ, quay mặt vô trong bàn thờ. Tang gia quì sau Khay. Sau đây là
thứ tự diễn tiến trong việc làm Lễ Cáo Từ Tổ.
– Tử Tôn Tựu Vị: Tang quyến bước vô.
– Giai Quì: Tang quyến xá 3 xá rồi quì xuống.
– Phần Hương: Nguời Tiếp lễ đốt nhang đưa cho Tang quyến.
– Nguyện Hương: Tang quyến cầu nguyện.
– Thượng Hương: Người Tiếp lễ gom nhang cắm lên lư hương.
– Cúc Cung Bái: Lạy 3 lạy trơn (không gật đầu).
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho Tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 3 lạy trơn.
– Ai Chúc: Đồng nhi tụng bài Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui liễu: “Giọt máu mũ…” (một
lần) và Kinh Cứu Khổ (3 lần). Khi đứt niệm Danh THẦY 3 lần.
– Cúc Cung Bái: Lạy 3 lạy trơn.
– Điểm trà: Người Tiếp lễ đưa trà cho Tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 3 lạy trơn.
– Hưng Bình Thân: Tang quyến đứng dậy.
– Tử Tôn Dĩ Hạ Giai Xuất: Tang quyến xá 3 xá rồi bước ra.
– Lễ Thành: Xong buổi lễ.
GHI CHÚ:
*Về Cáo Từ Tổ, Cúng Cửu Huyền ở Thánh Thất: lạy 3 lạy ở tất cả các
tuần Hương, Tửu, Trà (chỉ 1 tuần Tửu).
b- Cúng Vong: Cáo Từ Tổ xong, đem Khay Linh vị và Linh Phan
để trước Bàn Vong, quay mặt về phía Tang quyến. Hành lễ cúng Vong theo nghi
châm chước, có Nhạc hoặc không, có hai Lễ sĩ chấp sự và hai người Tiếp lễ.
người chồng là Đạo hữu qui vị, vợ con và cháu quì tế thì cuộc lễ có thể diễn
tiến theo thứ tự như sau:
– Tang Chủ Tựu Vị: Tang quyến bước vô.
– Giai Quì: Tang quyến xá 3 xá rồi quì xuống.
– Phần Hương: Nguời Tiếp lễ đốt nhang đưa cho tang quyến.
– Nguyện Hương: Tang quyến cầu nguyện.
– Thượng Hương: Người Tiếp lễ gom nhang cắm lên lư hương.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 4 lạy trơn (không gật đầu).
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho Tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho Tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Ai Chúc: Đồng nhi tụng bài Kinh Tụng Khi Chồng Qui Vị “Niềm ân ái thân hòa
làm một”. Xong người vợ bước ra ngồi trên ghế để ngang bàn Vong, ngó mặt về
phía con cháu, các con cháu vẫn tiếp tục quì.
Đồng nhi tiếp tục tụng bài Kinh Tụng Cha Mẹ Đã Qui Liễu “Ơn cúc dục cù lao… ”.
Xong người vợ trở vô quì chung với các con cháu như trước, và Lễ xướng:
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 2 lạy trơn.
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho Tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 2 lạy trơn.
– Điểm trà: Người Tiếp lễ đưa trà cho Tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 4 lạy trơn.
– Hưng Bình Thân: Tang quyến đứng dậy.
– Tang Chủ Dĩ Hạ Giai Xuất: Tang quyến xá 3 xá rồi bước ra.
– Lễ Thành: Xong phần cúng Vong.
Sau phần cúng Vong, nếu các Tộc Đạo, Hương Đạo, Chức Sắc Chức Việc cùng Đồng
Đạo Nam Nữ và Thân bằng Cố hữu có mâm tế, thì mời vào đốt nhang cầu nguyện,
không tụng bài kinh “Khi dương thế không phân phải quấy…”.
Tụng Khi Chồng Qui Liễu”, đến câu chót “Rót chung ly biệt đôi hàng lụy sa.” thì
người Tiếp lễ đưa ly và nhạo cho người vợ để rót rượu dâng lên cúng chồng.
Khi tụng bài “Kinh Tụng Khi Cha Mẹ Đã Qui Liễu”, đến câu thứ năm “Đầu cúi lạy
phụ thân linh hiển” thì các con cháu lạy 2 lạy, và đến câu thứ 23 “Sắp mình cúi
lạy Từ Bi” thì lạy 3 lạy, đến câu “Chung ly biệt con đưa tay rót” thì người
Tiếp lễ đưa ly và nhạo cho hai người con rót rượu dâng lên cúng cha.
Nếu người qui vị là Thiên Thần trở lên hàng Thánh (Từ phẩm Lễ Sanh lên đến Phối
Sư và Chánh Phối Sư) thì lạy 3 lạy trơn ở tất cả các tuần Hương, Rượu, Trà
(không lạy 4 lạy hay 2 lạy).
năm, đến Tiểu Tường xả tang) Sau khi làm Lễ Tiểu Tường có thể xả Tang cho: Con
rể, con gái đã xuất giá, cháu ngoại, cháu nội dâu, em ruột, cháu kêu bằng chú
bác cô…
* GHI CHÚ:
Trong hành Lễ Tiểu Tường, có nơi thêm phần hành Lễ “Cung Phần Linh Phan”, có
lập thêm một Lá Linh Phan và có đốt Lá Phan (không có đốt Linh vị). . để làm
cho buổi lễ thêm phần nghi thức và cũng nhằm ý nghĩa cầu nguyện cho người quá
vãng được siêu rỗi về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Về lập Lá Linh Phan trong Lễ Tiểu Tường, không thấy ghi trong Tài Liệu Quan Hôn
Tang Lễ. Tài liệu Huấn luyện Hạnh Đường cho Chức việc Bàn Trị Sự Nam Nữ năm
Canh Tuất – 1970 có hướng dẫn việc đốt Linh Phan và Linh vị trong Lễ Đại
Tường (không đề cập đến Linh Phan trong Lễ Tiểu Tường).
thêm phần hành Lễ “Cung Phần Linh Phan” trong Lễ Tiểu Tường, nghi thức hành lễ
được ghi nhận như sau:
– Sau khi làm Lễ xả Tang (hoặc sau khi cúng Vong, nếu không có xả tang) bưng
Khay Linh vị và Linh Phan đến Chánh Điện để làm Lễ Cung Phần Linh Phan.
– Đánh chuông nhập Đàn, vị Chủ Lễ quì trước, kế đến là Khay Linh vị và Linh
Phan, Tang gia quì sau Khay. Tất cả cùng thành tâm cầu nguyện Đức Chí Tôn và
các Đấng Thiêng Liêng để xin đốt lá Phan.
Có thể cầu nguyện như sau:
Hôm nay Tiểu Tường chung lễ, chúng Đệ tử thành tâm cung phần Linh Phan, nguyện
cầu Đức CHÍ TÔN Đại Từ Phụ, Đức Đại Từ Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng, Đức Địa
Tang Vương Bồ Tát ban tứ Hồng Ân siêu độ Vong hồn của Cố Đạo hữu Nguyễn văn A
theo Linh Phan siêu rỗi về nơi cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống.
– Cầu nguyện xong, vị Chủ Lễ đứng lên đốt lá Phan, Tang gia vẫn quì. Đồng thời
Đồng nhi tụng Vãng Sanh Thần Chú 3 lần, xong niệm câu Chú của THẦY 3 lần. Khi
đốt xong lá Phan thì Tang gia lạy THẦY 3 lạy mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm câu
Chú của THẦY. Lạy xong, đứng dậy xá 3 xá trước Thiên Bàn, quay ra sau xá Bàn Hộ
Pháp một xá rồi đứng ra hai bên và xả Đàn. Lễ Tiểu Tường đến đây là chấm dứt.
3)- Ý Nghĩa Của Lễ Tiểu Tường:
Lễ Tiểu Tường có mục đích đưa Chơn hồn của người quá cố đến từng Trời Hư Vô
Thiên bái kiến Đức Nhiên Đăng Cổ Phật và nghe những điều Phật dạy, đến Ngọc Hư
Cung nơi họp Thiên Triều của Đức CHÍ TÔN, vào Lôi Âm Tự để bái kiến
Đức Phật A-Di-Đà. Kế đến, Chơn hồn được đưa đến tắm nơi Ao Thất Bửu để gội sạch
hết mùi tục lụy của kiếp sanh…
B- HÀNH LỄ ĐẠI TƯỜNG:
1)- CÚNG PHẦN THIÊN ĐẠO.
– Cúng Đức CHÍ TÔN: Trước hết phải thiết lễ cúng Đức CHÍ TÔN, có dâng Tam Bửu
và Thượng Sớ. Cúng xong thì xả Đàn.
– Tụng Kinh Đại Tường: Đánh chuông nhập Đàn, vị Chứng Đàn, Chức Sắc, Chức Việc
và Đồng Đạo quì trước, kế đến là Khay Linh vị và Linh Phan đặt ở giữa, Tang gia
quì sau Khay. Đồng nhi tụng bài Kinh Khai Đại Tường “Đã quá chín từng Trời đến
vị…”. Phần tiếp theo giống như lúc cúng Tuần Cửu, chỉ thay bài Kinh Tuần Cửu
bằng bài Kinh Đại Tường “Hỗn Nguơn Thiên dưới quyền Giáo chủ…”.
– Tụng Kinh Cầu Siêu: Trường hợp người qui vị giữ Trai kỳ dưới 10 ngày thì
không tụng Kinh Khai Đại Tường và không tụng Kinh Hỗn Nguơn Thiên, thế vào đó
là bài Kinh Cầu Siêu. Phần tiếp theo giống như lúc cúng Tuần Cửu …
– Tụng Kinh Di-Lạc: Đánh chuông nhập Đàn để tụng Di Lạc Chơn Kinh. Vị Chứng
Đàn, Chức Sắc, Chức Việc và Đồng Đạo Nam Nữ quì trước, kế đến là Khay Linh vị
và Linh Phan, Tang gia quì sau Khay. Phần tiếp theo giống như lúc cúng Tuần Cửu
…
2)- CÚNG PHẦN THẾ ĐẠO:
Lúc ở Chánh Điện, sau khi tụng Kinh Di Lạc, vị Chứng Đàn (vẫn mặc Phẩm Phục)
vào cầu nguyện Đức Chí Tôn để xin phép làm Lễ xả Tang cho Tang gia. Xong, đem
Khay Linh vị và Linh Phan đến trước bàn thờ Cửu Huyền, rồi bàn thờ Vong để làm
Lễ Cáo Từ Tổ và cúng Vong, có Nhạc hoặc không, có hai Lễ sĩ chấp sự
và hai người Tiếp lễ.
a- Cáo Từ Tổ:
Đem Khay Linh vị và Linh Phan để trước bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ, quay mặt vô
trong bàn thờ. Tang gia quì sau Khay. Sau đây là thứ tự diễn tiến trong việc
làm Lễ Cáo Từ Tổ (trường hợp Cửu Huyền không có Đạo):
– Tử Tôn Tựu Vị: Tang quyến bước vô.
– Giai Quì: Tang quyến xá 3 xá rồi quì xuống.
– Phần Hương: Nguời Tiếp lễ đốt nhang đưa cho tang
quyến.
– Nguyện Hương: Tang quyến cầu nguyện xin xả tang.
– Thượng Hương: Người Tiếp lễ gom nhang cắm lên lư
hương.
– Cúc Cung Bái: Lạy 4 lạy trơn (không gật
đầu).
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho tang quyến
dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho tang quyến
dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Ai Chúc: Đồng nhi đọc bài Kinh Cầu Tổ Phụ Đã Qui
Liễu: “Giọt máu mũ…” và Kinh Cứu Khổ.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho tang quyến
dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Điểm trà: Người Tiếp lễ đưa trà cho tang quyến dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 4 lạy trơn.
– Hưng Bình Thân: Tang quyến đứng dậy.
– Tử Tôn Dĩ Hạ Giai Xuất: Tang quyến xá 3 xá rồi bước
ra.
– Lễ Thành: Xong buổi lễ.
*Ghi chú: Về Cáo Từ Tổ, Cúng Cửu Huyền ở Thánh Thất: lạy 3
lạy ở tất cả các tuần Hương, Tửu, Trà (chỉ 1 tuần Tửu).
b- Cúng Vong:
Cáo Từ Tổ xong, đem Khay Linh vị và Linh Phan để trước bàn thờ Vong, quay mặt
về phía Tang quyến. Hành lễ cúng Vong theo nghi châm chước có Nhạc hoặc không,
có hai Lễ sĩ chấp sự và hai người Tiếp lễ. Trong trường hợp người vợ là Đạo hữu
qui vị, chồng con và cháu quì tế thì cuộc lễ có thể diễn tiến theo thứ tự như
sau:
– Tang Chủ Tựu Vị: Tang quyến bước vô.
– Giai Quì: Tang quyến xá 3 xá rồi quì
xuống.
– Phần Hương: Nguời Tiếp lễ đốt nhang đưa
cho tang quyến.
– Nguyện Hương: Tang quyến cầu nguyện.
– Thượng Hương: Người Tiếp lễ gom nhang cắm
lên lư hương.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 4 lạy trơn
(không gật đầu).
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho
người chồng dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho
người chồng dâng.
– Cúc Cung Bái: Lạy 2 lạy trơn.
– Ai Chúc: Đồng nhi tụng bài Kinh Tụng Khi Vợ Qui Vị “Tưởng tơ tóc cùng nhau
trọn
đạo…”.
– Xong người chồng bước ra ngồi trên ghế để ngang Bàn Vong, ngó mặt về phía con
cháu, các con cháu vẫn tiếp tục quì.
Đồng nhi tiếp tục tụng bài Kinh Tụng Cha Mẹ Đã Qui Liễu “Ơn cúc dục cù lao… ”.
Xong người chồng trở vô quì chung với các con cháu như trước, và Lễ xướng:
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 2 lạy
trơn.
– Chước Tửu: Người Tiếp lễ đưa rượu cho người chồng
dâng.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 2 lạy trơn.
– Điểm trà: Người Tiếp lễ đưa trà cho người chồng
dâng.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 4 lạy trơn.
– Hưng Bình Thân: Tang quyến đứng dậy.
– Tang Chủ Dĩ Hạ Giai Xuất: Tang quyến xá 3 xá rồi
bước ra.
– Lễ Thành: Xong phần cúng Vong.
Sau phần cúng Vong, nếu các Tộc Đạo, Hương Đạo, Chức Sắc Chức Việc cùng Đồng
Đạo Nam Nữ và Thân bằng Cố hữu có mâm tế, thì mời vào đốt nhang cầu nguyện,
nhưng không đọc bài kinh “Khi dương thế không phân phải quấy…”.
* Ghi nhớ: Khi tụng bài “Kinh Tụng Khi Cha Mẹ Đã Qui Liễu”, đến câu thứ
năm “Đầu cúi lạy mẫu thân linh hiển” thì các con cháu lạy 2 lạy, và đến câu thứ
23 “Sắp mình cúi lạy Từ Bi” thì lạy 3 lạy, đến câu “Chung ly biệt con đưa tay
rót” thì người Tiếp lễ đưa ly và nhạo cho hai người con rót rượu dâng lên cúng
mẹ .
Nếu người qui vị là Thiên Thần trở lên hàng Thánh (Từ phẩm Lễ Sanh lên đến Phối
Sư và Chánh Phối Sư) thì lạy 3 lạy trơn (không phải là 4 lạy).
c- Xả Tang: (Tang ba năm, đến Đại Tường xả tang)
Trong lúc Cúng Vong, vị Chủ Lễ (mặc Phẩm Phục) đến trước bàn THẦY thỉnh nước Âm
Dương. Vị Chủ Lễ chấp Ấn Tý xá 3 xá trước Thiên Bàn rồi hai tay nâng hai tách
Nước Âm Dương đưa lên trán cầu nguyện. Xong xáp hai tách nước lại cùng nhau cho
Âm Dương ký tế, nghĩa là 2 mặt nước hiệp nhau, rồi rót thống nhứt vào ly. Khi
khởi rót thì niệm câu Chú của THẦY, khi dứt câu thì nước trong hai tách cũng đã
rót vào ly. Để ly nước Âm Dương vào một cái mâm nhỏ (hay một cái dĩa), cùng với
một cái kéo, một cây lược và một cái bông. Bưng mâm lễ vật đến trước bàn Vong,
rồi tiến hành việc xả Tang theo thứ tự như sau:
– Tang Chủ Tựu Vị: Tang quyến bước vô.
– Giai Quì: Tang quyến xá 3 xá rồi quì xuống.
– Phần Hương: Nguời Tiếp lễ đốt nhang đưa cho tang
quyến.
– Nguyện Hương: Tang quyến cầu nguyện để xin xả Tang.
– Thượng Hương: Người Tiếp lễ gom nhang cắm lên lư
hương.
– Cúc Cung Bái: Tang quyến lạy 4 lạy (hoặc 3 lạy).
– Ngũ phục chi nhơn các tự diệt phục: Tang gia được vị
Chủ Lễ bắt đầu xả tang trên đầu.
Vị Chủ Lễ bưng ly nước Âm Dương đứng trước Tang chủ, nhẹ nhẹ rải đều nước Âm
Dương lên đầu Tang chủ. Xong lấy kéo nhấp trên đầu Tang chủ một cái rồi dùng
kéo lột khăn tang xuống cho rớt ra phía sau. Đoạn lấy cái lược chảy trên đầu 3
cái, ở giữa và hai bên. Xong làm tiếp như vậy đối người thứ hai, thứ ba… Nếu
tang quyến có nhiều người thì những người còn lại trong tang quyến có thể tự
động gỡ khăn xuống. Tang quyến lạy bàn thờ Vong 4 lạy (hoặc 3 lạy).
-Hưng Bình Thân: Tang quyến đứng dậy xá 3 xá, bước ra ngoài, rồi cởi hết đồ
tang còn lại.
Xong phần xả tang, bưng Khay Linh vị và Linh Phan đến Chánh Điện để làm Lễ Cung
Phần Linh Phan và Linh vị.
3)- CUNG PHẦN LINH PHAN VÀ LINH VỊ:
Xong phần xả Tang, bưng Khay Linh vị và Linh Phan đến Chánh Điện để làm Lễ Cung
Phần Linh Phan và Linh vị.
Vị Chủ Lễ quì trước Thiên Bàn, kế đến là Khay Linh vị và Linh Phan, Tang gia
quì sau Khay, Tất cả cùng cầu nguyện Đức CHÍ TÔN và các Đấng Thiêng Liêng để
đốt lá Phan và Linh vị.
Có thể cầu nguyện như sau:
“Hôm nay Đại Tường Chi Lễ (hoặc Cầu Siêu Bạt Tiến Đại Tường Chi Lễ) của cố Đạo
Hữu Nguyễn văn A là chung phần tang sự. Chúng Đệ tử thành tâm cung phần Linh
Phan và Linh vị, nguyện cầu Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng,
Đức Địa tạng Vương Bồ Tát ban bố Hồng Ân siêu độ Vong hồn Cố Đạo Hữu Nguyễn văn
A theo Linh Phan siêu rỗi về nơi cảnh Thiêng Liêng Hằng Sống”.
chay dưới 10 ngày không có Linh Phan thì đọc: “Chúng Đệ tử thành tâm cung phần
Linh vị, nguyện cầu Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu và các Đấng Thiêng Liêng, Đức Địa
tạng Vương Bồ Tát ban bố Hồng Ân siêu độ Vong hồn Cố Đạo Hữu Nguyễn văn A siêu
rỗi về nơi Phước Địa ở an tu luyện”.
Chủ Lễ đứng lên đốt Linh Phan và Linh vị (hoặc chỉ đốt Linh vị, vì ăn chay dưới
10 ngày không có Linh Phan), Tang gia vẫn quì, bắt đầu đốt Linh Phan trước, khi
Linh Phan vừa bắt đầu cháy thì để kèm Linh vị vào cho cháy theo luôn. Đồng thời
Đồng nhi tụng Vãng Sanh Thần Chú 3 lần, xong niệm câu Chú của THẦY 3 lần. Khi
đốt xong thì Tang gia lạy THẦY 3 lạy, mỗi lạy 4 gật, mỗi gật niệm câu Chú của
THẦY. Lạy xong, Tang gia đứng dậy xá 3 xá trước Thiên Bàn, rồi quay ra sau xá
Bàn Hộ Pháp một xá, kế đến đứng ra hai bên và xả Đàn.
Lễ Đại Tường đến đây là chấm dứt.
4)- Ý NGHĨA CỦA LỄ ĐẠI TƯỜNG: Lễ Đại Tường có mục đích đưa
Chơn hồn người quá cố đến từng Trời Hỗn Nguơn Thiên.
Kinh Đại Tường do Đức Phật Thích Ca giáng cơ ban cho, Đức Phật Thích Ca cho
biết rằng Đức Phật Di Lạc hiện nay đang chưởng quản từng Trời Hỗn Nguơn Thiên,
và Đức Phật Di Lạc cũng là Giáo Chủ Hội Long Hoa trong thời Tam Kỳ Phổ Độ. Đức
Chí Tôn mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ là lập ra một trường thi Công quả cho chúng
sanh đắc đạo, rồi giao cho Đức Phật Di Lạc làm Chánh chủ khảo để chấm thi đậu
rớt. Do đó, Đức Phật Di Lạc sẽ giáng sanh xuống cõi trần một lần nữa để sửa đổi
Chơn truyền. Đức Ngài thay mặt Đức Chí Tôn thực hiện tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ là “Qui Nguyên Tam Giáo và Hiệp Nhứt Ngũ Chi”, để lập ra một Xã hội Đại
đồng cho toàn nhơn loại với cùng chung một tín ngưỡng.
GHI CHÚ: Trong trường hợp Tang chủ không có cúng Cửu Huyền
và không cúng Vong thì sau khi tụng Kinh Di Lạc xong, có thể tiến hành làm Lễ
Trừ Phục (xả Tang) trong Chánh Điện, trước Linh Phan và Linh vị. Xả Tang xong
rồi mới đốt Linh Phan và Linh vị. Lễ Đại Tường tại Thánh Thất đến đây là chấm
dứt.
*Lưu ý: Không nên đốt Linh Phan và Linh vị trước rồi mới làm
Lễ xả Tang, vì thọ Tang trước Linh vị thì phải xả Tang trước Linh vị.
Sau Lễ Đại Tường, gia quyến không còn để tang nữa, chỉ chờ đến ngày kỹ niệm là
lo cúng giỗ mà thôi.
TÂN LUẬT:
Thế Luật, Điều 14: Trong bổn đạo xảy có người mãn phần, qui vị thì chư tín đồ
trong họ phải chung cùng đến giúp và chia buồn với tang chủ.
Thế Luật, điều 18: Việc cầu siêu cho vong linh trong Tuần Cửu Cửu, và đến lúc
Tiểu, Đại Tường, thì do nơi Thánh Thất sở tại mà cầu Lễ. Bổn Đạo trong Họ, nếu
có mời, phải đến mà cầu nguyện.
Cần ghi nhớ:
Đối với một vị Đạo hữu giữ trai kỳ đủ 10 ngày một tháng, thì từ khi qui vị đến
lúc làm Lễ Đại Tường, Bàn Trị Sự đã Thượng Sớ đủ 12 lần (con số 12 là con số
riêng của Đức Chí Tôn):
–
1 lá Sớ Tân Cố khi vừa mới qui vị.
–
9 lá Sớ Tuần Cửu: một lá Sớ cho mỗi kỳ Cúng Cửu.
–
1 lá Sớ trong ngày Lễ Tiểu Tường.
–
1 lá Sớ trong ngày Lễ Đại Tường.
THỜI GIAN THỌ TANG:
Phần tài liệu sau đây được trích trong quyển QUAN HÔN TANG LỄ do Hội
Thánh Lưỡng Đài chung quyết và Đức Lý Nhất Trấn Oai Nghiêm kiêm Giáo Tông Đại
Đạo Tam Kỳ Phổ Độ phê chuẩn tại Cung Đạo Đền
Thánh.
Phàm người mất, thì quyến thuộc phải để tang, để ghi dấu đau thương với người
mất, tùy thân sơ mà chia ra kỳ để tang lâu mau khác nhau.
Có
5 bậc để tang gọi là “Ngũ Phục”
1-
Tang 3 năm (Trãm thôi, Tư thôi)
2-
Tang 1 năm (Cơ niên)
3-
Tang 9 tháng (Đại công)
4-
Tang 5 tháng (Tiểu công)
5-
Tang 3 tháng (Tư ma)
* Tang 3 tháng (đến Chung Cửu xả tang)
–
Ông cố, bà cố, cậu, dì, anh chị cùng mẹ khác cha.
–
Kế phụ trước có ở chung, sau không còn ở chung.
Kế
phụ trước sau không ở chung: không để tang.
–
Cháu gái xuất giá: để tang bác, chú và cô.
* Tang một năm (đến Tiểu Tường xả tang)
–
Cha mẹ vợ, kế mẫu, xuất mẫu (mẹ mà cha mình đã thôi).
–
Giá mẫu (người mẹ sau khi cha mình mất, lại tái giá).
–
Đồng cư kế phụ (kế phụ và mình ở chung nhà).
–
Ông ngoại, bà ngoại, ông nội chồng, bà nội chồng.
–
Bác, chú, cô, anh chị ruột.
–
Con gái xuất giá: để tang cha mẹ.
Tang)
(Nói là 3 năm nhưng theo thực tế thì chỉ có 24 tháng, hoặc 581 ngày)
–
Con trai, con dâu, con gái tại gia: để tang cha mẹ.
–
Cháu trai, cháu gái tại gia: để tang ông nội, bà nội.
–
Tang Mẹ không tái giá (cha đã mất).
–
Tang Từ Mẫu: Mẹ ruột mất sớm, Mẹ kế nuôi mình từ nhỏ.
–
Tang vợ chồng (mãn tang mới đuợc tái giá).
Công sanh thành, ân dưỡng dục ví tợ biển rộng trời cao. Còn ai thương mình bằng
Cha Mẹ? Còn ai là nghĩa trọng tình thâm? Đến lúc lìa trần cùng mình vĩnh biệt
ngàn năm, không bao giờ trông mong gặp lại. Phận làm con phải có tấm lòng xót
thương Cha Mẹ và nhớ tiếc. Tang lễ phải hết lòng thành Kính.
LỄ CÚNG SAU ĐÁM TANG
Tất cả các Tuần Cửu đều hành lễ giống như nhau.
1)-Trường hợp Trai kỳ đủ 10 ngày:
a- Đảnh Lễ Đức CHÍ TÔN: Cúng THẦY, dâng Tam Bửu, Thượng Sớ.
b- Tụng Kinh Tuần Cửu :
– Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng Kinh Khai Cửu (1 lần).
– Bàn Trị Sự bước ra đứng 2 bên, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn quì: Tất cả cùng
tụng Kinh Tuần Cửu thứ 1, hoặc thứ 2, thứ 3, . . (tụng 3 lần).
c- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng.
2)- Trường hợp Trai kỳ dưới 10 ngày:
a- Đảnh Lễ Đức CHÍ TÔN: Cúng THẦY, dâng một Bửu, không Sớ.
b- Tụng Kinh Cầu Siêu :
– Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì cầu nguyện.
– Bàn Trị Sự bước ra đứng ở 2 bên, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn quì: Tất cả cùng
tụng Kinh Cầu Siêu 3 lần.
c- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng.
*Xả Tang (Tang 3 tháng, đến Chung Cửu xả Tang): Cháu cố, em cùng mẹ khác cha,
cháu kêu bằng cậu dì, cháu gái xuất giá kêu bằng chú bác cô…
II- TIỂU TƯỜNG:
A- CÚNG PHẦN THIÊN ĐẠO:
1)-Trường hợp Trai kỳ đủ 10 ngày:
a- Cúng Đức CHÍ TÔN: Cúng THẦY, dâng Tam Bửu, Thượng Sớ.
b- Tụng Kinh Tiểu Tường:
– Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng Kinh Khai Tiểu Tường.
– Bàn Trị Sự bước ra đứng 2 bên, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn quì: Tất cả cùng
tụng bài Kinh Tiểu Tường 3 lần.
c- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng.
2)- Trường hợp Trai kỳ dưới 10 ngày:
a- Đảnh Lễ Đức CHÍ TÔN: Cúng THẦY, dâng một Bửu, không Sớ.
b- Tụng Kinh Cầu Siêu:
– Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì cầu nguyện.
– Bàn Trị Sự bước ra đứng 2 bên, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn quì: Tất cả cùng
tụng bài Kinh Cầu Siêu 3 lần.
c- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng.
ĐẠO:
a- Cáo Từ Tổ: Lạy 3 lạy (hoặc 4 lạy và 2 lạy).
b- Cúng Vong:
– Lạy 4 lạy ở Tuần Nhang và Tuần Trà.
– Lạy 2 lạy ở Tuần Rượu.
Nếu người qui vị là Chức Sắc từ phẩm Lễ Sanh đổ lên thì lạy 3 lạy ở tất cả các
Tuần: Nhang, Hoa Quả, Rượu và Trà.
c- Xả Tang (Tang 1 năm, đến Tiểu Tường xả Tang) : Con rể, con gái xuất giá,
cháu ngoại, cháu nội dâu, em ruột, cháu kêu bằng chú bác cô,…
C- CUNG PHẦN LINH PHAN: (Trường hợp những nơi có làm thêm
trong Lễ Tiểu Tường)
Đốt lá Phan Tiểu Tường (trước Thiên Bàn), đồng thời Đồng nhi tụng Vãng Sanh
Thần Chú 3 lần, xong niệm Danh THẦY 3 lần. Nếu người qui vị giữ trai kỳ dưới 10
ngày thì không có lá Phan.
III- ĐẠI TƯỜNG:
A- CÚNG PHẦN THIÊN ĐẠO:
1-Trường hợp Trai kỳ Đủ 10 ngày:
a- Cúng Đức CHÍ TÔN: Cúng THẦY, dâng Tam Bửu, Thượng Sớ.
b- Tụng Kinh Đại Tường:
– Bàn Trị Sự và Tang gia cùng tụng Kinh Khai Đại Tường.
– Bàn Trị Sự bước ra đứng 2 bên, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn quì: Tất cả cùng
tụng bài Kinh Đại Tường 3 lần.
c- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng.
2- Trường hợp Trai kỳ dưới 10 ngày:
a- Đảnh Lễ Đức CHÍ TÔN: Cúng THẦY, dâng một Bửu, không Sớ.
b- Tụng Kinh Cầu Siêu:
– Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì cầu nguyện.
– Bàn Trị Sự bước ra đứng 2 bên, tay bắt Ấn Tý. Tang gia vẫn quì: Tất cả cùng
tụng bài Kinh Cầu Siêu 3 lần.
c- Tụng Di Lạc Chơn Kinh: Bàn Trị Sự và Tang gia cùng quì tụng.
B- CÚNG PHẦN THẾ ĐẠO:
a- Cáo Từ Tổ: Lạy 3 lạy (hoặc 4 lạy và 2 lạy).
b- Cúng Vong:
– Lạy 4 lạy ở Tuần Nhang và Tuần Trà.
– Lạy 2 lạy ở Tuần Rượu.
Nếu người qui vị là Chức Sắc từ phẩm Lễ Sanh đổ lên thì lạy 3 lạy ở tất cả các
Tuần: Nhang, Hoa Quả, Rượu và Trà.
c- Xả Tang (Tang 3 năm, đến Đại Tường xả Tang): Con trai, con dâu, con gái tại
gia, cháu nội trai, cháu nội gái tại gia, vợ chồng, nói chung tất cả Tang quyến
đều được xả Tang trong ngày Đại Tường.
C- CUNG PHẦN LINH PHAN và LINH VỊ: Đốt lá Phan Đại Tường
cùng với Linh vị (trước Thiên Bàn), đồng thời Đồng nhi tụng Vãng Sanh Thần Chú
3 lần, xong niệm Danh THẦY 3 lần. Nếu người qui vị giữ trai kỳ dưới 10 ngày thì
không có lá Phan, chỉ đốt Linh vị mà thôi ./.
(HDV: HT. Nguyễn Trung Đạo)
________
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM:
Câu 1- Người Đạo Cao Đài hễ khi lạy thì tay chấp bắt Ấn Tý, lạy
Thần, Thánh, Tiên, Phật, hay vong phàm cũng đều bắt Ấn Tý.
A- Đúng
B- Sai
Cửu thứ nhứt bắt đầu vào ngày thứ chín kể từ ngày chết (ngày chết được đếm là
1).
A- Đúng
B- Sai
khi tụng Kinh Tuần Cửu phải tụng 1 lần bài Kinh Khai Cửu, dù có trùng nhiều
Tuần Cửu cũng chỉ tụng 1 lần bài Kinh Khai Cửu mà thôi.
A- Đúng
B- Sai
Tuần Cửu thứ ba, Chơn Hồn được đưa lên từng Trời Thanh Thiên.
A- Đúng
B- Sai
Tuần Cửu thứ chín, Chơn Hồn được đưa lên từng Trời Tạo Hóa Thiên, do
Đức Phật Mẫu chưởng quản.
A- Đúng
B- Sai
được làm Tuần Cửu, lúc sanh tiền phải giữ trai kỳ từ 10 ngày đổ lên.
A- Đúng
B- Sai
vị Đạo Hữu giữ trai kỳ ít hơn 10 ngày, khi chết không được làm Tuần Cửu. Đến
ngày Tuần Cửu, thân nhơn đem Linh Vị đến Thánh Thất sở tại để làm Lễ Cầu Siêu:
Cúng Thầy, tụng Kinh Cầu Siêu và kinh Di L ạc.
A- Đúng
B- Sai
Tang phải được thực hiện trước Linh Vị của người chết (thọ Tang trước Linh Vị
thì cũng phải Xả Tang trước Linh Vị)
A- Đúng
B- Sai
đốt Linh Vị và Linh Phan phải được thực hiện trước Thiên Bàn, đồng thời
Đồng Nhi tụng Vãng Sanh Thần Chú.
A- Đúng
B- Sai
vị Đạo Hữu giữ trai kỳ dưới 10 ngày, khi qui liễu thì chỉ được làm Linh Vị
nhưng không được phép làm Linh Phan.
A- Đúng
B- Sai
lúc hướng dẫn Tang Quyến làm Lễ Cáo Từ Tổ, vị Chủ Lễ không nên mặc Đại Phục,
chỉ nên mặc áo Đạo Hữu mà thôi.
A- Đúng
B- Sai
một vị Đạo Hữu giữ trai kỳ từ 10 ngày đổ lên, từ khi qui vị đến lúc làm Lễ Đại
Tường, Bàn Trị Sự đã Thượng Sớ đủ 12 lần (con số 12 là con số riêng của Đức Chí
Tôn):
– 1 lá Sớ Tân Cố khi vừa mới qui vị.
– 9 lá Sớ Tuần Cửu: một lá Sớ cho mỗi kỳ Cúng Cửu.
– 1 lá Sớ trong ngày Lễ Tiểu Tường.
– 1 lá Sớ trong ngày Lễ Đại Tường.
A- Đúng
B- Sai
lời là A.