HỖN THIÊN NGŨ HÀNH
Bài ca về hỗn thiên ngũ hành:
Hỗn thiên ngũ hành chính là dùng pháp quyết Bát quái nạp giáp:
- Càn quái nạp can Giáp – Nhâm
- Khảm quái nạp can Mậu
- Cấn quái nạp can Bính
- Chấn quái nạp can Canh
- Tốn quái nạp can Tân
- Ly quái nạp can Kỷ
- Khôn quái nạp can Ất – Quý
- Đoài quái nạp can Đinh
Ngoài 2 cung Càn – Khôn là trời đất phụ mẫu, còn các cung khác theo pháp hỗn thiên ngũ hành chỉ sử dụng hành thổ (theo ngũ hành nạp âm) để xét sa sơn.
7. TINH ĐỘ NGŨ HÀNH
Tinh độ ngũ hành cũng chính là nạp âm ngũ hành xếp theo thứ tự của 10 can: Giáp – Ất – Bính – Đinh – Mậu – Kỷ – Canh – Tân – Nhâm – Quý. Do khi 10 can đi với 12 chi thì can dương sẽ đi với chi dương và can âm sẽ đi với chi âm. Từ đó ta sẽ có mỗi chi sẽ đi với 5 can, hình thành cái gọi là:
- ngũ Tý
- ngũ Sửu
- ngũ Dần
- ngũ Mão…
Pháp thức “Tinh độ ngũ hành” này dùng khi lập hướng, khi đó phải tính xem khí vượng hay yếu thế nào mà biết đường tiết chế/gia giảm (tiết khí quá vượng và bổ xung cho khí quá yếu). Ví dụ: trong mỗi sơn của la kinh được phân làm 5 ô ở tầng thứ mười hai trong la kinh (trong la kinh gọi là “phân kim/phân châm 120”), mỗi ô sẽ có ngũ hành tuần tự như bảo tinh độ ngũ hành trên. Ví dụ: sơn Mão bao gồm năm ô:
- Ất Mão: nạp âm thủy
- Đinh Mão: nạp âm hỏa
- Kỷ Mão: nạp âm thổ
- Tân Mão: nạp âm mộc
- Quý Mão: nạp âm kim
VÍ DỤ 1:
Sơn Mão là hành mộc, nếu ta xây dựng trong mùa Xuân thì mộc khí sẽ rất vượng, vì thế ta không được chọn/gióng hướng Tân Mão (89, 90, 91 độ) là hành mộc (nếu dùng sẽ quá vượng thành ra có hại), mà ta phải chọn hướng Đinh Mão (83, 84, 85 độ) để tiết bớt mộc khí quá vượng, bổ xung cho khí khác.
VÍ DỤ 2:
Sơn Khôn (được tính là Mùi, theo tầng 12 của la kinh) gồm 5 ô:
- Ất Mùi: kim
- Đinh Mùi: thủy
- Kỷ Mùi: hỏa
- Tân Mùi: thổ
- Quý Mùi: mộc
Nếu xây dựng trong hai tiết Lập thu và Xử thử thì thổ khí vượng, nên né tránh tuyến Tân Mùi và xử dụng tuyến Đinh Mùi.
8. PHÙNG CHÂM TAM HỢP NGŨ HÀNH
Các nhà địa lý dùng ba loại châm:
- Chính châm: là chính vị của 24 sơn, dùng để định hướng
- Trung châm: ngôi vị của Tý ở chính châm chẳng hạn, nó nằm ở giữa hai ngôi vị Nhâm và Tý gọi là “trung châm”. Trung châm dùng để định cách long.
- Phùng châm: sau chính châm nửa ngôi vị, dùng để tiêu sa nạp thủy.
Trung châm so với phùng châm chênh lệch nhau một ngôi vị, tại trung châm thì gọi là “song sơn ngũ hành”, tại phùng châm thì gọi là “tam hợp ngũ hành”. Kỳ thực đều là phép song sơn cả.
CÁCH DÙNG
Dùng cả hai tam hợp làm tam hợp ngũ hành, cùng với song sơn ngũ hành giống nhau, riêng so với trung châm sai đúng một nửa ngôi vị mà thôi. Địa lý gia dùng để tiêu sa, nạp thủy. Đại để sa và thủy là đường đi, vì vậy dùng đến sau để thu tóm cả vào, mới có thể không để sót. Sách địa lý nói: “Chính ngũ hành là chất của ngũ hành, song sơn ngũ hành là khí của ngũ hành, vì vậy suy ra sinh vượng của long khí thì phải dùng song sơn ngũ hành chứ không dùng mà không dùng chính ngũ hành”
Xét song sơn ngũ hành chính là tam hợp ngũ hành, nghĩa là hợp cục của sinh – vượng – mộ hợp hóa thành một cục ngũ hành. Bởi vì bốn quẻ tám can đều tại trước địa chi một vị, hợp với chi cùng gộp lại mà sơn đó dùng ngũ hành của địa chi gộp với Can/duy đó cho nên gọi là “song sơn ngũ hành”. Ví dụ:
- Khôn – Thân, Nhâm – Tý, Ất – Thìn: sáu sơn này cùng hợp thành thủy cục, cùng dùng ngũ hành Thân Tý Thìn để hợp hóa thành thủy cục.
Cho nên, các nhà địa lý dùng chính châm tức chính vị dùng để xác định hướng, dùng trung châm để xác định cách long, dùng phùng châm để định ngũ hành phục vụ mục đích tiêu sa/nạp thủy.