Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá

Phong Thuỷ Là Môn Học Cổ Có Giá
Trong số các môn cổ xưa còn được lưu truyền tới ngày nay thì Phong Thuỷ có ảnh hưởng và huyền bí vào loại bậc nhất. Số người bài bác không tin môn này không ít nhưng phần lớn thì vô cùng sùng bái và tin tưởng. Vậy thực chất môn học cổ này có giá trị gì không? Xin thưa là có gía trị! Gía trị của nó tới đâu hãy để cho mỗi cá nhân tự đánh giá sau khi ta xem xét bản chất của nó qua bài viết về Phong Thuỷ dưới góc độ hiện đại:
1- Cơ sở lý luận của Phong Thuỷ dưới con mắt hiện đại:<
Từ hàng nghìn năm nay triết học phương đông, triết học cổ đại, triết học phương tây và cả triết học của chủ nghĩa xã hội … cũng đều khẳng định rằng vạn vật đều hình thành và phát triển do sự tồn tại của hai mặt đối lập “vật chất và ý thức” hay nói khác đi là &quot;âm và dương&quot;. Tuy vậy duy chỉ có triết học Phương Đông hiểu rõ hơn “vật” là gì, coi “vật” như một &quot;vũ trụ&quot; vận hành theo qui luật của tự nhiên và qui nó về một hệ cơ sở là &quot;ngũ hành&quot; để tiện bề nghiên cứu.
Nói “ngũ hành” là một hệ cơ sở (triết học Phương Đông có sử dụng nhiều hệ cơ sở khác nữa) vì triết học Phương Đông có thể qui (qui gần đúng hay qui thô) vạn vật về năm hành &quot;kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ&quot; cũng giống như trong thương mại quốc tế người ta qui mọi đồng tiền của các nước về hệ cơ sở là đông đô la Mỹ vậy. Xét đến đối tượng nghiên cứu cũng như các vấn đề cần giải quyết của khoa học Phương Đông mà cụ thể là môn Phong Thuỷ thì với hệ cơ sở này là tạm đủ. Tuy vậy trong nhiều trường hợp người ta còn chia “ngũ hành” ra làm nhiều loại chi tiết hơn cho mô hình nghiên cứu được chính xác hơn. Chả vậy mà Phong Thuỷ ngoài khái niệm “Ngũ tinh” còn có khái niệm “Lão cửu tinh” và “Thiên cơ cửu tinh”…
Bản thân &quot;vật&quot; là một thực thể tồn tại khách quan, hoàn toàn không phụ thuộc vào việc con người có nhận biết được nó hay không và điều này thì khoa học cơ bản đã công nhận rồi. Nhưng trước đó nhiều thế kỷ triết học Phương Đông đã khẳng định &quot;quot;vật&quot; tồn tại ở hai dạng &quot;hình và khí&quot; tức là giống với dạng “Sóng và Hạt” theo Vật Lý ngày nay. Cao hơn nữa triết học Phương Đông còn cho rằng &quot;vật&quot; cũng tồn tại ở hai dạng &quot;hữu cơ và vô cơ&quot; nên khí và hình cũng tồn tại ở hai dạng &quot;hữu cơ và vô cơ&quot;, đây chính là vấn đề mấu chốt của địa lý phong thuỷ mà người phương Tây rất khó “ngộ” ra.
Từ xa xưa cũng như ngày nay các khí công sư, các bậc khô thiền…có thể nhìn thấy khí (trường năng lượng), hơn nữa là nhìn thấy với mọi màu sắc khác nhau. Các vị đó xem khí của đất để biết “chân long bảo địa”, của người để đoán mệnh, bệnh, nhìn khí của hiện trường để phá án .Các bạn chớ có kinh ngạc vì đó là nguyên lý &quot;Có hình tất có khí&quot; và &quot;đã có khí rồi thì có hình&quot;. Các Tiền Triết đã nắm được đặc điểm này mà phát minh ra phép &quot;Vọng Khí&quot; dùng để lựa chọn một cách tốt nhất trường khí của môi trường, chọn nơi tốt nhất để ở hoặc táng người thân cũng như để tiên đoán thời cuộc và vận nước.
Xét trên bình diện của địa cầu Phong Thuỷ phân ra hai phần âm dương, phần bắc bán cầu là âm và phần nam bán cầu là dương. Phần bắc lại chia ra Bắc Cực tính “hàn’’ là âm còn vùng Xích Đạo là dương, Phần nam bán cầu thì vùng Xích Đạo là dương còn phần Nam Cực là âm. Hai nơi có khí hậu điều hoà nhất ở phần bắc và phần Nam là những nơi âm dương giao hoà là những địa điểm tốt nhất về mặt phong thuỷ (Các nước phát triển, đế quốc thường ở những nơi này- nơi không lạnh không nóng)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0585662660
Liên hệ